5 cách giúp trẻ bình tâm khi gặp ác mộng nửa đêm

shape

14 Apr

Julia PhạmApr 14, 2020

5 cách giúp trẻ bình tâm khi gặp ác mộng nửa đêm

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ gặp ác mộng, tùy thuộc vào từng đứa trẻ. Ví dụ, ăn phô mai quá khuy, xem phim kinh dị (hoặc chương trình truyền hình dành cho người lớn) ngay trước khi đi ngủ, căng thẳng hoặc thậm chí mới chớm bệnh có thể khiến trẻ nhỏ phải trải qua những cơn ác mộng.

Đây là những nguyên nhân phổ biến nhất, và nếu con của bạn dễ bị những giấc mơ xấu, mẹ nên quan sát kỹ những gì bé làm một hoặc hai giờ trước khi đi ngủ.

Giải pháp đơn giản đôi khi chỉ là thay đổi chế độ ăn uống buổi tối hoặc sửa đổi thói quen xem truyền hình của bé là ổn.

Nếu con bạn có cơn ác mộng, đừng cố kéo bé ra khỏi giấc ộng ấy. Bé có thể không hoàn toàn tỉnh táo khi khóc, bé vẫn có thể mắc kẹt ở giữ giấc mợ. Đánh thức bé lúc này càng khiến trẻ khó chịu hơn, đặc biệt là khi trẻ nghĩ đây chỉ là một phần của giấc mơ.

5 cách giúp trẻ bình tâm khi gặp ác mộng nửa đêm

Luôn vỗ về trẻ trước khi đi ngủ để bé cảm thấy được an toàn

Thay vào đó hãy làm cho bé cảm thấy an toàn. Một khi bạn nhận ra trẻ đang có một cơn ác mộng, hãy nói chuyện với trẻ một cách nhẹ nhàng để bé yên tâm. Bạn cũng có thể vuốt ve trán hoặc hôn má nhẹ nhàng. Ngay cả khi bé đang ngủ cũng sẽ nhạy cảm với sự tiếp xúc thân thể yêu thương như vậy.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thử 5 bước sau:

  • Nói với trẻ một cách nhẹ nhàng nhưng nhiều lần rằng bé ổn, mọi thứ đều ổn và mẹ sẽ ở bên để con được an toàn.
  • Bé có thể run rẩy và gào khóc vì những thì thấy trong giấc mơ. Tốt nhất là để trẻ tự thức dậy và quên đi những trải nghiệm khó chịu này vào sáng hôm sau. Nếu không, hãy để bé ngủ thêm. Trường hợp bé thức dậy và khó chịu, hãy lắng nghe những gì trẻ nói và trấn an trẻ.

5 cách giúp trẻ bình tâm khi gặp ác mộng nửa đêm

Ở bất kỳ lứa tuổi nào trẻ cũng có thể gặp những cơn ác mộng khó chịu

  • Giả sử cơn ác mộng của bé kết thúc và trẻ hoàn toàn tỉnh táo, mẹ có thể đưa con ra khỏi giường, giúp bé đi vệ sinh và lấy một lý sữa cho bữa sáng. Sự thay đổi cảnh quan nhất thời cũng có thể khiến bé nhanh cảm thấy ổn hơn.
  • Nếu bạn có ý định cho bé ngủ chung để cảm giác an toàn, tránh ác mộng thì hãy cẩn trọng vì sẽ vô tình tạo ra thói quen không tốt cho trẻ. Nhấn mạnh với bé rằng giấc mơ tệ sẽ không đến nữa vì thực tế trẻ em hiếm khi có nhiều hơn giấc mộng mỗi đêm.
  • Cuối cùng, cố gắng tìm hiểu xem bé đang gặp chuyện gì. Trẻ nhỏ dễ bị khó chịu bởi những sự cố nhỏ như cãi nhau với bạn hoặc bị phat ở trên lớp.

Nói chuyện với con bạn về những chuyện xảy ra trong ngày và bạn có thể xác định nguyên nhân chính xác gây ra những cơn ác mộng khó chịu cho trẻ.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *