5 kinh nghiệm mang thai cần nhớ
Mang thai là một trong những trải nghiệm tuyệt vời của chị em phụ nữ. Ngoài cảm giác hạnh phúc, nhiều mẹ còn cảm thấy đặc biệt lo lắng cho sự phát triển và sức khỏe của em bé trong bụng. Làm thế nào để có một thai kỳ hoàn hảo? Kinh nghiệm mang thai nào mẹ cần trang bị cho mình? Cập nhật ngay trong bài viết sau đây mẹ nhé!
Bầu đã trang bị đủ thông tin cần thiết?
1/ Ăn đúng, ăn đủ
Chưa thể tự bổ sung chất dinh dưỡng cho mình, bé cưng chủ yếu phát triển nhờ vào lượng chất dinh dưỡng mẹ “nạp” vào cơ thể mỗi ngày. Vì vậy, nếu mẹ bầu ăn không đúng, bé cưng rất dễ bị ảnh hưởng.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trong thời gian mang thai, bầu nên ăn uống đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, nhất là vitamin và các loại khoáng chất. Đặc biệt, trong từng giai đoạn của thai kỳ, nhu cầu dinh dưỡng cho bà bầu sẽ có xu hướng thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của bé. Chẳng hạn, trong 3 tháng đầu thai nhi, bà bầu cần đặc biệt bổ sung axit folic và vitamin B12 để ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh. Trong khi đó, 3 tháng giữa và cuối thai kỳ, nhu cầu dinh dưỡng sẽ xoay quanh các thực phẩm giàu canxi và sắt. Thực phẩm giàu chất béo cũng rất quan trọng trong thai kỳ, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển các tế bào não, giúp thai nhi phát triển trí thông minh ngay từ trong bụng mẹ.
2/ Áp dụng kinh nghiệm có chọn lọc
Chỉ xoay quanh chuyện ăn uống hàng ngày, bầu cũng đã được “chỉ giáo” rất nhiều từ nhiều nguồn xung quanh. Bà bầu ăn trứng ngỗng giúp con thông minh, uống nước dừa khi mang thai để da bé trắng hồng, ăn lựu cho má lún… Rất nhiều những kinh nghiệm mang thai được các mẹ “rỉ tai” nhau qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, không phải thông tin nào cũng đúng đâu mẹ nhé! Trứng ngỗng tuy to nhưng lại không dinh dưỡng bằng trứng gà, nước dừa tốt cho bà bầu nhưng lại không có ảnh hưởng trực tiếp đến làn da mong manh của con. Vì vậy, trước khi quyết định làm theo một “bí kíp” nào, tốt nhất, bầu nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia.
Bà bầu có nên ăn trứng ngỗng?
Chị em chắc hẳn đã từng được nghe bà bầu nên ăn trứng ngỗng khi mang thai. Tuy nhiên, thực tế bà bầu có nên ăn trứng ngỗng hay không, trứng ngỗng có lợi ích tác hại gì cho thai phụ thì không phải ai cũng rõ.
3/ “Chạy đua” cân nặng trong thai kỳ?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, trong 9 tháng mang thai, mẹ bầu có thể tăng thêm từ 10 – 12 kg để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, việc tăng cân của bầu không phải yếu tố quyết định ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi. Chính khả năng chuyển hóa chất dinh dưỡng từ mẹ sang con mới là yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến bé. Vì vậy, việc ăn nhiều, ăn “ráng” trong thời gian mang thai là không cần thiết. Miễn bé cưng vẫn đang phát triển theo đúng tiến độ, mẹ không cần quá lo lắng đâu nhé!
4/ Bé cưng có đang phát triển đúng chuẩn?
Mỗi thai nhi là một cá thể riêng biệt, và vì vậy, tốc độ phát triển của bé cũng ít nhiều có sự khác nhau. Tuy nhiên, vẫn luôn có một “chuẩn” nhất định để mẹ có thể đo xem liệu tiến độ của bé có đang phù hợp. Hơn nữa, nắm được chiều cao và cân nặng của thai nhi, mẹ bầu có thể chủ động điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, lịch sinh hoạt và luyện tập sao cho phù hợp nhất.
Bảng cân nặng của thai nhi theo từng tuần tuổi chuẩn
Là một cá thể riêng biệt, mỗi thai nhi sẽ có một tốc độ phát triển của riêng mình. Tuy nhiên, vẫn có những chuẩn nhất định được đưa ra để xác định sức khỏe và sự phát triển của con như thế nào. Đó chính là chuẩn cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi.
5/ Bớt lo lắng đi!
Trong thời gian mang thai, tùy theo sức khỏe và cơ địa từng người, mẹ có thể phải “đón nhận” rất nhiều triệu chứng, và không phải triệu chứng nào cũng giống nhau. Có bầu thường xuyên chảy máu cam nhưng cũng có người gặp vấn đề với chứng co giãn tĩnh mạch. Triệu chứng cô bạn đồng nghiệp của bạn đang gặp phải chưa chắc sẽ xảy ra với bạn. Ngược lại, có trường hợp nhẹ nhàng với người này nhưng lại nguy hiểm với người kia. Vì vậy, để đảm bảo, bầu nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ khi gặp phải những vấn đề bất thường trong thai kỳ. Tránh lo lắng thái quá nhưng cũng không nên quá chủ quan, coi thường các dấu hiệu.
>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:
- Kinh nghiệm mang thai mẹ không tăng cân mà con vẫn phát triển tốt
- Chia sẻ kinh nghiệm mang thai
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.