5 lời khuyên khi cho bé ngủ cùng phòng với cha mẹ

shape

13 Apr

Martin NguyenApr 13, 2020

5 lời khuyên khi cho bé ngủ cùng phòng với cha mẹ

Đề xuất này được đưa ra sau khi AAP xem xét nghiên cứu và dữ liệu mới. Theo nghiên cứu trung tâm này, khi bé ngủ cùng phòng với cha mẹ trong 6 tháng đến 1 năm, nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) giảm xuống đến 50 %.

Các khuyến cáo này được cho là quan trọng với những gia đình muốn mang đến những điều tốt nhất cho bé trong quá trình nuôi dạy con. Đương nhiên điều này sẽ thay đổi thế giới riêng của cha mẹ. Làm thế nào để thay đổi sinh hoạt vợ chồng trong 1 năm khi có con ở chung? Tất cả thời gian riêng tư sẽ biến mất chăng?

5 lời khuyên khi cho bé ngủ cùng phòng với cha mẹ

Bé ngủ chung phòng với cha mẹ trong 6 tháng đầu đời giảng nguy cơ SIDS

Dưới đây là một số mẹo để “sống chung” yên bình cùng bé cưng mà vẫn có không gian riêng của cha mẹ:

Tập trung vào 6 tháng đầu tiên

Mặc dù AAP cho rằng cách tốt nhất là cho bé ngủ cùng bố mẹ trong vòng 1 năm đầu đời nhưng trung tâm này cũng đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của 6 tháng đầu tiên bởi vì đó là thời điểm SIDS cao nhất.

Nếu nếp sinh hoạt trong gia đình của bạn không cho phép bé có thể ở cùng phòng cả năm thì hãy tập trung cao độ trong 6 tháng đầu đời của bé. Khi mọi chuyển ổn hơn bạn có thể để bé ngủ phòng riêng hoặc ngủ với người giúp việc.

Luôn để bé trong tầm kiểm soát

Điều quan trọng nhất khi cho bé ngủ cùng phòng để giảm nguy cơ SIDS chính là bạn được nhìn thấy bé thường xuyên, khi có bất thường nào xảy đến có thể ngăn cản và xử lý kịp thời.

Đó là lý do APP khuyến cáo rằng cha mẹ nên đặt cũi của bé hoặc môi trường ngủ theo để dù bạn có ngủ cũng có thể nhìn thấy bé rõ ràng và tiếp cận với trẻ một cách nhanh chóng để làm dịu những con khóc hay đói của bé.

Nói cách khác, việc cho bé ngủ chung phòng sẽ không tạo ra nhiều sự khác biệt nếu bạn đặt cũi trẻ ở nơi cách xa mà không thể quan sát thấy bé con.

Xem xét tiếng ồn trắng

Tiếng ồn trắng là một thuật ngữ khoa học chỉ những tiếng ồn nằm trong khoảng con người có thể nghe được. Trong những tháng đầu đời, nếu phòng ngủ có những âm thanh tương tự như môi trường trong tử cung, với những tiếng xì xào, bé sẽ ngủ ngon hơn.

Mẹ có thể dùng quạt máy trong phòng để tạo ra dạng âm thanh đều đều, lặp lại giúp bé dễ dàng ngủ ngon giấc. Hoặc tiếng suỵt kết hợp với việc đung đưa bé nhẹ nhàng đã được áp dụng hàng trăm năm nay để dỗ trẻ sơ sinh vào giấc ngủ…

Trẻ sơ sinh hay quấy khóc, khóc đêm là nỗi kinh hoàng của nhiều bà mẹ. Sử dụng tiếng ồn trắng là cứu cánh cho rất nhiều trường hợp như thế.

Chia sẻ phòng cặp song sinh, sinh ba

Các khuyến cáo của AAP cũng bao gồm một phần đặc biệt với những cặp sinh đôi, sinh ba hoặc nhiều hơn. Các chuyên gia khuyên rằng nếu bạn có cặp song sinh bạn nên luôn đặt chúng vào môi trường ngủ riêng biệt.

Không có đủ bằng chứng nào đủ mạnh mẽ để chứng minh rằng cho 2 bé ngủ cùng nhau là an toàn. Vì vậy AA khuyên nên mua cho mỗi bé một nôi, cũi riêng biệt.

Đồ nội thất không cần thiết

Rõ ràng, khi bạn đang ở chung phòng với em bé, không gian sẽ trở nên chật chội hơn. Vì vạy bạn sẽ phải lên danh sách những đồ dùng cần thiết và những thứ cần loại bỏ để không biến căn phòng trở thành “chiến trường”.

Nếu gia đình bạn có nhiều hơn một đứa con, hoặc phòng ngủ của bạn gần đường lớn có thể bạn sẽ lo lắng trẻ sơ sinh sẽ thức dậy với những tiếng ồn lạ lẫm. Đừng lo lắng, trẻ nhỏ dễ thích nghi. Và nếu bạn cho bé làm quen ngay từ ngày đầu tiên, bé sẽ điều chỉnh khả năng thích nghi nhanh chóng.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *