5 ngày nghỉ phép dành riêng cho mẹ bầu

shape

31 Dec

Khanh ElisaDec 31, 2019

5 ngày nghỉ phép dành riêng cho mẹ bầu

Theo điều 28 Luật Bảo Hiểm Xã hội (BHXH) số 71/2006/QH11, những lao động nữ mang thai, sinh con, nhận nuôi con dưới 4 tháng tuổi, đặt vòng tránh thai hoặc thực hiện các biện pháp triệt sản sẽ được hưởng chế độ thai sản. Những lao động nữ này cần phải đóng bảo hiểm xã hội đủ 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận nuôi con nuôi.

Tại điều 29, 30, 33 và 35 của Luật quy định về những ngày nghỉ phép khi mang thai như sau: Người lao động nữ được nghỉ 1 ngày (hoặc 2 ngày nếu thai bệnh lý hoặc những cơ sở y tế ở vùng sâu, vùng xa) cho mỗi lần khám thai, tối đa 5 lần trong một thai kỳ. Lưu ý, số ngày nghỉ này chỉ tính theo ngày làm việc. Nếu nghỉ trùng vào ngày nghỉ lễ, Tết hay nghỉ trùng các ngày nghỉ hàng tuần thì mẹ bầu sẽ không được hưởng trợ cấp.

5 ngày nghỉ phép dành riêng cho mẹ bầu

Các mẹ bầu có thể dùng ngày phép đặc biệt của mình khi đi khám thai và để dành ngày phép thông thường cho kỳ nghỉ thai sản

Với những trường hợp như sảy thai, nạo hút thai, thai chết lưu thì người lao động sẽ được nghỉ 10 ngày nếu thai dưới 1 tháng,  20 ngày nếu thai từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng, 40 ngày nếu thai từ đủ 3 tháng đến dưới 6 tháng, 50 ngày nếu thai trên 6 tháng. Số ngày nghỉ này tính luôn cả ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hàng tuần.

Ngoài ra, nếu người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai thì cũng được nghỉ theo quy định: 7 ngày đối với trường hợp đặt vòng, 15 ngày đối với trường hợp triệt sản cho cả nam và nữ. Số ngày nghỉ này tính luôn cả ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hàng tuần.

Nếu mẹ bầu hoặc người lao động nam nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì cả hai bên người sử dụng lao động và người lao động đều không phải đóng bảo hiểm xã hội trong tháng đó nhưng vẫn được tính là thời gian có đóng bảo hiểm xã hội.

Trong trường hợp sức khỏe không tốt, ốm đau, tai nạn hay rủi ro và có chỉ định nghỉ bệnh của bác sĩ mẹ bầu vẫn có thể nghỉ phép nhiều hơn số ngày quy định nhưng hưởng trợ cấp theo chế độ ốm đau và các chi phí khám, chữa bệnh hay thuốc được thanh toán theo các quy định về bảo hiểm y tế.

Mức hưởng trợ cấp theo chế độ ốm đau như sau:

Đối với trường hợp bị bệnh dài ngày thì mức trợ cấp bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội trong 180 ngày/năm đầu tiên. Từ ngày thứ 181 trở đi, mức hưởng bằng 45% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm. Mức hưởng trợ cấp từ ngày thứ 181 trở đi đối với bệnh dài ngày nếu thấp hơn mức tiền lương tối thiểu thì được hưởng bằng mức lương tối thiểu. Nếu nghỉ lấn sang năm mới thì mức trợ cấp được tính từ đầu, với mức hưởng 75%.

Bằng 55% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm. Bằng 65% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 30 năm trở lên.

Từ ngày 1/1/2016, luât Bảo Hiểm Xã Hội 2014 sẽ chính thức có hiệu lực và các mẹ bầu sẽ được hưởng chế độ trợ cấp theo luật mới.

>>Chủ đề tương tự từ cộng đồng:

  • Nghỉ thai sản trước ngày dự sinh 2,5 tháng có phạm luật?

  • Chế độ thai sản dành cho mẹ sắp sinh con.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *