5 sự thật về sự phát triển của trẻ

shape

29 Feb

Julia PhạmFeb 29, 2020

5 sự thật về sự phát triển của trẻ

Chẳng có hai đứa trẻ nào phát triển giống hệt nhau

Bạn nghĩ rằng sự phát triển của trẻ luôn diễn ra theo một mẫu số chung ư? Không đâu. Mỗi em bé có tốc độ phát triển riêng, và con bạn có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn anh, chị em của bé hay bạn bè cùng trang lứa. Các bác sỹ sẽ cho giới hạn là 9 tháng đối với mỗi mốc phát triển quan trọng của bé, chẳng hạn như có bé đi được lúc 10 tháng, nhưng có bạn nhỏ khác phải đợi tới tận 19 tháng. Có bé bỏ hẳn mốc phát triển này để tiến sang mốc khác, chẳng hạn như không lật mà vẫn kịp mốc biết bò, hay không bò mà đứng và đi luôn. Trong hầu hết các trường hợp, mẹ không nên đem bé yêu của mình so sánh với bạn hàng xóm hay bất kỳ em bé nào khác để sinh ra lo lắng vô ích.

Kích thích các giác quan là kích thích trí não của bé

Cho con nhiều trải nghiệm liên quan đến các giác quan khác nhau sẽ rất có ích cho sự phát triển của trẻ. Bất kỳ hoạt động nào, từ ngửi, nếm, sờ, nghe, nhìn đều thúc đẩy trí não của bé. Vậy nên, hãy đọc sách cho con, chơi cùng bé, cho bé nếm thử nhiều hương vị khác nhau, dẫn bé đi ngắm nhìn cảnh vật xung quanh để hoàn thiện các giác quan. Những cử chỉ ôm ấp, vuốt ve và yêu thương cũng rất cần thiết để bé cảm thấy tự tin trong hành trình khám phá của mình, đồng thời góp phần xây dự trí thông minh cảm xúc cho bé.

5 sự thật về sự phát triển của trẻ

Học mẹ Nhật cách kích thích các giác quan của con
Không đợi đến khi bé biết ngồi hay biết nói, các mẹ Nhật đã bắt đầu giúp con phát triển các giác quan của mình ngay từ khi bé mới chào đời...

Thính giác là giác quan đầu tiên được hoàn thiện

Sự hoàn thiện của các giác quan xảy ra ở những thời điểm không giống nhau. Chẳng hạn, khi bé mới sinh ra thì thị giác chưa được tinh nhạy và bé chỉ nhìn được trong phạm vi gần mà thôi. Thính giác là giác quan đầu tiên được hoàn thiện. Ngay từ khi trong bụng mẹ, bé đã có thể nghe được âm thanh rồi. Hiểu được điều này, bạn có thể tạo ra những kích thích phù hợp cho sự phát triển của trẻ, chẳng hạn như cho con nghe nhạc, hát ru hay nói chuyện cùng con ngay từ những ngày đầu đời.

Bé lúc nào cũng ngọ ngoạy vì bé cần được tiếp xúc và khám phá

Mỗi một cú vỗ tay, đạp chân hay cái ngoáy đầu của bé đều là để thu thập những thông tin về môi trường xung quanh, nhất là nơi bé đang nằm. Những gì bé thu lượm được thông qua các giác quan sẽ được não xử lý, giúp bé có được những ấn tượng, ký ức để phục vụ cho sự phát triển sau này.

5 sự thật về sự phát triển của trẻ

Sự phát triển của bé đi từ đầu, cổ đến chân tay, do đó, các bé càng lớn thì càng hoạt động chân và tay khéo léo hơn

Chỉ đến 2 tuổi bé mới thực sự biết cách chơi với các bạn khác

Bạn băn khoăn tại sao con mình cứ giành đồ chơi, la hét và túm áo, đẩy bạn ư? Có thể vì con còn quá nhỏ và chưa biết làm thế nào để chơi với các bạn mà thôi. Đây là điều hết sức bình thường và phải đến 2 tuổi thì một số kỹ năng giao tiếp và kỹ năng ngôn ngữ của bé mới được hoàn thiện. Lúc đó, con sẽ sẵn sàng để vui chơi một cách hòa đồng với các bạn bè khác.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *