5 "trạng thái cảm xúc" đặc trưng của ốm nghén khi mang thai

shape

01 Jan

Cha Mẹ TốtJan 01, 2020

5 "trạng thái cảm xúc" đặc trưng của ốm nghén khi mang thai

Bạn buồn nôn và mệt mỏi, chu kỳ kinh nguyệt đã trễ vài tuần, xin chúc mừng, đây chính là biểu hiện của ốm nghén khi mang thai. Trong niềm vui vô bờ vì thiên thần nhỏ đến gõ cửa gia đình thì cũng xen lẫn những khó chịu, lo lắng đi kèm. Thật không dễ dàng mà “sống chung” với ốm nghén.

5 "trạng thái cảm xúc" đặc trưng của ốm nghén khi mang thai

Ốm nghén khi mang thai khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và lo sợ

Sự bất tiện mà mẹ bầu phải đối mặt mỗi khi thức dậy vào buổi sáng (hoặc bất cứ lúc nào trong ngày) được gọi là ốm nghén. Mỗi thai phụ lại phải chịu đựng những cảm xúc khác nhau trong thời gian này, nhưng có thể “gom góp” ốm nghén thành 5 “trạng thái cảm xúc” như sau:

Buồn nôn và ói

Đây là biểu hiện đặc trưng và phổ biến nhất của ốm nghén. Ngay khi vừa mở mắt đón bình minh, mẹ bầu đã khó chịu. Dạy dày ngay lập tực bị a-xít tán công khiến cảm giác nôn mửa đến rất nhanh. Có những ngày buồn nôn và ói nhẹ nhưng cũng có những lúc thai phụ không thể đứng dậy ra khỏi nhà vệ sinh.

Một số bà bầy cảm thấy đỡ mệt mỏi hơn sau khi nôn mửa. Nhưng số còn lại sẽ cảm thấy tệ hơn, khiến họ không thể hoạt động bình thường cả ngày.

HCG hoặc gonadotropin chorionic trong cơ thể và estrogen là hai yếu tố được “đổ lỗi” chính cho tình trạng này. Sự thay đổi nội tiết tố đến quá nhanh trong gian đoạn 3 tháng đầu thai kỳ khiến mẹ buồn nôn dữ dội.

Thèm ăn

Cùng với sự nôn mửa là sự thèm khát xuất hiện một món ăn nào đó có thể ngăn chặn tình trạng này. Bởi vì dạ dày của bà bầu có lượng a-xit khi ốn nghén, đó là lý do cơ thể thúc đẩy bạn tìm kiếm thức ăn để làm giảm độ chua.

Và rất nhiều phụ nữ đã tìm kiếm thức ăn chua để giảm cảm giác buồn nôn. Họ thích các loại quả chua, các món ăn có vị chua. Có nhiều cách khác nhau để lý giải về cảm giác thèm ăn khi mang thai. Hai trong số đó là lý thuyết hormone và ảnh hưởng vùng não.

Mất cân bằng nội tiết không phải là không phổ biến khi bạn mang thai. Neuropeptide Y (NPY) là một loại hormon gây mất cân bằng trong khi mang thai. Hormone này chịu trách nhiệm cho sự thèm ăn tăng lên trong thai kỳ.

Một giả thuyết khác cho thấy vỏ não trong não của con người đại diện cho vị giác. Sự thay đổi trong tử cung gây ra những thay đổi trong vỏ não này trong thai kỳ. Nói cách khác, vì tử cung tiếp tục thay đổi trong khi mang thai, nên vị giác cũng bị ảnh hưởng.

Nhạy cảm mùi vị

Ở bên kia “chiến tuyến” với sự thèm ăn là sự nhạy cảm mùi vị. Rất nhiều bà mẹ thực sự ghét mùi gì đó. Một số ghét nước hoa, thức ăn hoặc thậm chí mùi của chồng của họ!

Mang thai có thể làm cho bạn thực sự kỳ lạ! Thật không may, cảm giác ghét mùi vị này cũng có thể gây buồn nôn và ói mửa. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến lựa chọn thức ăn, khiến bạn trở thành một người ăn rất kén chọn.

Sự bất thường này cũng có thể được đổ lỗi cho sự mất cân bằng nội tiết tố, đặc biệt là mức độ estrogen cao hơn trong cơ thể.

Mệt mỏi

Nếu bạn chưa từng thức dậy nhưng bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi, thực sự ốm nghén thai kỳ thật “đáng ghét”.

Sẽ có những ngày mẹ bầu thực sự cảm thấy bị kiệt sức khi thức dậy và cuối cùng sẽ lại chìm vào giấc ngủ. Bạn giống như một con gấu ngủ đông. Bạn không thể lý giải cho sự mệt mỏi cực độ của mình. Một số phụ nữ cảm thấy mệt mỏi theo cách mà tất cả những gì họ làm là ngủ, ăn và làm việc cả ngày.

Một lần nữa, nội tiết tố có thể là nguyên nhân gây ra sự mệt mỏi trong ba tháng đầu của thai kỳ. Lượng máu của bà bầu tăng lên để chia sẻ nó với em bé. Sau đó, progesterone cũng tăng lên. Nhưng ngoài hormone, buồn nôn và ói mửa và những thay đổi về thể chất và cảm xúc cũng khiến thai phụ cảm thấy mệt mỏi hơn.

Ợ nóng

Bởi vì dạ dày, thực quản được nới rộng hơn khi mang thai nên thức ăn có thể trào ngược đến cổ họng. Điều này dẫn đến cảm giác nóng rát khó chịu trong cổ họng. Đôi khi, bạn cũng có thể cảm thấy một số cơn đau gần tim, giữa lồng ngực.

Điều này thực sự có thể gây phiền nhiễu vì nó cũng làm cho bạn thậm chí chán ngán hơn khi nói đến đồ ăn. Có bà bầu nhớ phải cởi áo ngực của mình để cơn đau bớt đu và thở tốt hơn. Lưu ý rằng ợ nóng không phải là vấn đề đáng lo ngại trừ khi nó thực sự khiến bạn không thể ăn hoặc ngủ.

5 "trạng thái cảm xúc" đặc trưng của ốm nghén khi mang thai

Chanh và gừng có thể giúp mẹ hạn chế buồn nôn

16 cách giảm ốm nghén khi mang thai

  • Không bỏ đói cơ thể
  • Nhâm nhi một vài miếng bánh quy hoặc một ít ngũ cốc ngay khi vừa mở mắt
  • Thực phẩm lạnh sẽ phù hợp với những mẹ bầu bị ốm nghén hơn so với những món nóng
  • Uống đủ nước
  • Ăn nhẹ trước khi đi ngủ
  • Luôn có sẵn trái cây
  • Bổ sung vitamin B6
  • Sử dụng gừng uống trà hoặc uống cùng nước nóng
  • Ngửi dầu bạc hà
  • Hạn chế đồ cay nóng, dầu mỡ
  • Cố gắng hít thở thật sâu để xoa dịu hệ thần kinh. Sau đó, dùng tay bịt mũi bên phải và tiếp tục thở nhẹ nhàng.
  • Nghỉ trưa hàng ngày
  • Loại bỏ những thứ có mùi
  • Sử dụng một ít nước có ga
  • Ăn sốt cà chua
  • Uống nước cam

5 "trạng thái cảm xúc" đặc trưng của ốm nghén khi mang thai

Bị nghén nên ăn gì: 5 loại trái cây "đuổi ngay" ốm nghén
Bị nghén nên ăn gì để tránh những cơn buồn nôn khó chịu "hành" lên xuống? Một vài loại trái cây có tác dụng giảm nghén khá tốt, mẹ có thể thử ngay nhé!

Đối với ốm nghén khi mang thai, bạn không cần quá bận tâm vì chỉ cần bước qua tam cá nguyệt thứ 2 mọi chuyện sẽ ổn. Nếu ốm nghén tới mức không thể ăn uống kép dài, bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Cách tốt nhất để vượt qua mệt mỏi, buồn nôn chính là nghĩ về món quà quý giá mà bạn sẽ chào đón sau 40 tuần thai.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *