6 mẹo giảm lượng đường trong khẩu phần ăn của trẻ

shape

31 Jan

Martin NguyenJan 31, 2020

6 mẹo giảm lượng đường trong khẩu phần ăn của trẻ

Nếu thực sự bé nhà bạn đang “quá tải” với thứ ngọt ngào này, mẹ hãy áp dụng 6 mẹo dưới đây để bắt đầu cắt giảm lượng đường trong khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ nhé!

1/ Không tích trữ đồ ăn vặt chứa nhiều đường trong nhà

Câu nói “ Không nhìn thấy trong tầm mắt, tâm trí sẽ không nghĩ đến” hãy là slogan của mẹ khi muốn giảm lượng đường trong thức ăn hằng ngày của trẻ.

Mẹ tránh mua, tích trữ các món đồ ăn vặt như bánh kẹo các loại snack không tốt cho sức khoẻ trong nhà. Bởi một khi trẻ nhìn thấy việc mè nheo, đòi hỏi muốn ăn sẽ khiến bạn rất khó khăn để từ chối đấy.

6 mẹo giảm lượng đường trong khẩu phần ăn của trẻ

Theo các nghiên cứu khoa học, lượng đường tối đa cung cấp cho bé mỗi ngày không nên vượt quá 50g.

2/ Để đồ ăn lành mạnh trong tầm mắt và ngay tầm với

Thay những đồ ăn vặt chứa nhiều đường bằng những món ăn nhẹ lành mạnh và để chúng trong tầm tay của bé cưng. Đây là cách đơn giản để trẻ có thể ăn nhiều hơn một chút nhưng lại không tiêu thụ nhiều đường, từ đó giúp bé có thói quen ăn vặt lành mạnh.

3/ Chọn lựa kĩ càng thực phẩm và nhớ đọc nhãn sản phẩm

Một số loại thực phẩm làm tăng đáng kể lượng calo hấp thụ hàng ngày. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu xem loại thực phẩm nào chứa lượng đường cao để cắt giảm trong khẩu phần hàng ngày của trẻ.

Thêm một phương cách tốt cho các bậc phụ huynh, trong khi mua sắm bất cứ sản phẩm nào, bạn nên đọc kĩ các thành phần có ghi trên bao bì. Nếu thấy hàm lượng đường cao thì nên tìm những sản phẩm khác ít đường hơn thay thế.

6 mẹo giảm lượng đường trong khẩu phần ăn của trẻ

7 chiêu tập cho bé ăn uống lành mạnh
Việc tập cho trẻ trong độ tuổi tập đi thưởng thức các món ăn ngon, bổ dưỡng cũng là cách tạo thói quen ăn uống lành mạnh. Điều này sẽ giúp trẻ có sức khỏe tốt, đủ sức đề kháng chống lại nhiều bệnh tật sau này.

4/ Lựa chọn đồ uống phù hợp

Bạn nên cho bé dùng đồ uống không đường như nước lọc, đồ uống ít đường như nước ép hoa quả tươi và hạn chế tối đa những loại nước ngọt chưa nhiều đường. Nếu bé muốn uống nước hoa quả đóng hộp trong tủ lạnh, bạn hãy cho bé uống một lượng vừa phải và bổ sung thêm nước cam tươi bạn tự làm.

5/ Quy định thời gian của món tráng miệng cho cả gia đình

Cách để hạn chế lượng đường trong khẩu phần ăn của trẻ mỗi ngày chính là cho phép bé được ăn nhưng phải biết đâu là giới hạn cho phép. Vì thế, bố mẹ nên quy định thời gian để cả gia đình có thể cùng thưởng thức món tráng miệng ngọt chẳng hạn như sau bữa ăn tối. Điều đó sẽ không làm bé thấy khó chịu khi nhìn 1 đứa bạn thân ăn miếng bánh sau bữa ăn trưa hay kỳ kèo đòi mẹ mua thanh kẹo sôcôla khi đến cửa hàng cùng mẹ vào buổi sáng.

6/ Tìm sự đồng thuận từ những bà mẹ khác

Nếu 1 ngày mẹ con bạn đến nhà người khác chơi, đừng e ngại giải thích quy tắc gia đình của bạn về đồ ngọt cho họ nghe .Chẳng có gì gọi là bất lịch sự khi bạn yêu cầu thực đơn ăn uống toàn những món ăn lành mạnh cho những đứa trẻ (trong đó có con bạn), mà có khi đó còn là 1 cách hay để giúp các bé của nhà ấy học theo thói quen giảm lượng đường của bé yêu nhà bạn đấy!

6 mẹo giảm lượng đường trong khẩu phần ăn của trẻ

Mách mẹ mẹo hay giúp trẻ thích uống nước
Nước là thành phần thiết yếu, quan trọng đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Uống nước sẽ giúp các chức năng trong cơ thể hoạt động hài hòa, nhịp nhàng với nhau, đồng thời còn có tác dụng điều hòa thân nhiệt góp phần ngăn ngừa tóa bón và viêm đường tiết niệu.

 

 

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *