6 suy nghĩ lỗi thời của mẹ bầu
Cá rất tốt cho thai kỳ của bạn
1/ Mang thai là phải ăn cho 2 người?
Điều này đúng. Tuy nhiên, ăn cho 2 người không có nghĩa là bạn ăn hết 2 phần ăn trong cùng một bữa. Bạn chỉ cần chú ý nhu cầu dinh dưỡng của cả mẹ và bé để bổ sung cho đúng. Thực tế, bạn chỉ cần cung cấp thêm 300 calo mỗi ngày là đã đủ cho nhu cầu phát triển của bé. Ăn quá nhiều trong khi mang thai là điều không cần thiết. Nó sẽ khiến bạn không kiểm soát được cân nặng của mình trong thai kỳ. Đi kèm theo đó có thể là những biến chứng nghiêm trọng như tiểu đường, cao huyết áp…
Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định cân nặng phù hợp cho mình. Trung bình, bạn nên tăng từ 11-16 kg. Trong trường hợp mang thai đôi, mẹ có thể tăng khoảng từ 16-20kg.
2/ Ốm nghén chỉ xảy ra trong 3 tháng đầu
Điều này không hoàn toàn chính xác đâu mẹ nhé! Khoảng 80% phụ nữ mang thai có hiện tượng ốm nghén trong 3 tháng đầu. Một số người khác không bị nghén hoặc có người bị nghén tới tận tháng thứ 9 của thai kỳ. Nếu bị nghén, bạn có thể thêm gừng vào bữa ăn của mình. Theo nghiên cứu, gừng có tác dụng làm giảm bớt các triệu chứng thai nghén khó chịu.
Khi mang thai nên kiêng làm gì
Khi bắt đầu hành trình mang thai là lúc các chị em bắt đầu học cách kiêng dè một vài hoạt động để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Thêm những điều dưới đây vào danh sách "đen" của mình ngay, mẹ nhé!
3/ Ăn chay sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi
Rau xanh, đậu hũ, dầu thực vật hay những thực phẩm dành cho người ăn chay đều có thể cung cấp những chất cần thiết cho thai kỳ của bạn. Tuy nhiên, nếu là người ăn chay trường, bạn nên chú ý một số điều sau đây:
– Vitamin B12 được tìm thấy nhiều trong thịt động vật. Vì vậy, nếu ăn chay, mẹ nên tăng cường bổ sung vitamin này cho cơ thể.
– Bạn phải uống sữa ít nhất 3 lần mỗi tuần để đảm bảo cung cấp đủ vitamin D cho cơ thể.
– Hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải tình trạng thiếu sắt trong thai kỳ. Nếu ăn chay, bạn thậm chí phải bổ sung gấp đôi lượng sắt trong bữa ăn hằng ngày của mình. Sắt có nhiều trong đậu, đậu nành, rau dền…
Nếu ăn chay, bạn phải chú ý bổ sung gấp đôi luợng sắt cho cơ thể
4/ Nói “Không” với hải sản
Điều này hoàn toàn sai lầm mẹ nhé! Trong hải sản chứa nhiều omega3 cần thiết cho sự phát triển não của thai nhi, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Theo một nghiên cứu của Anh, phụ nữ mang thai thuờng xuyên ăn cá có thể làm giảm nguy cơ sinh non và trẻ sinh nhẹ cân. Thường xuyên ăn cá khi mang thai cũng giúp bé cưng phát triển trí thông minh.
5/ Mẹ bầu không nên dùng máy tính?
Khi mang thai, bạn có thể sử dụng lò vi sóng, điện thoại, tivi… Vậy tại sao bạn không thể sử dụng máy tính? Các chuyên gia cho rằng, việc sử dụng máy tính khi mang thai vẫn rất an toàn cho mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nếu liên tục sử dụng trong một thời gian dài, bạn có thể bị đau lưng và khô mắt. Vì vậy, trong lúc làm việc, thỉnh thoảng mẹ nên đứng dậy và đi lại trong văn phòng để mắt được nghỉ ngơi nhiều hơn.
7 dấu hiệu cực nguy hiểm trong thai kỳ
Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ thay đổi rất nhiều. Tuy nhiên, không phải thay đổi nào cũng bình thường và có thể làm lơ. Nếu phát hiện thấy mình có 1 trong 7 dấu hiệu sau, mẹ bầu nên ngay lập tức đi thăm khám để bảo vệ an toàn sức khỏe cho bản thân và thai nhi.
6/ Đoán giới tính thai nhi dựa vào cách ăn uống
Nhiều người có thói quen dự đoán giới tính thai nhi dựa trên thói quen ăn uống của mẹ bầu. Ăn ngọt nhiều là sinh con gái, ăn chua sẽ sinh con trai. Chưa có một bằng chứng khoa học nào có thể chứng minh được điều này. Việc bạn thèm hay muốn ăn một thứ nào đó có thể bị ảnh hưởng bởi sở thích của bạn hoặc phần nhiều là do cơ thể thiếu chất.
>>> Xem thêm thảo luận có cùng chủ đề liên quan:
- Thiếu máu có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Có nên cạo gió, dán salonpas khi mang thai?
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.