6 tác dụng phụ sau khi tiêm phòng mẹ cần biết

shape

31 Jan

Martin NguyenJan 31, 2020

6 tác dụng phụ sau khi tiêm phòng mẹ cần biết

Ngoài tác dụng ngăn ngừa và bảo vệ trẻ khỏi những căn bệnh nguy hiểm, tiêm phòng cho trẻ có thể đi kèm một vài “tác dụng phụ”. Điều này khiến nhiều mẹ cảm thấy lo lắng. Vậy, những phản ứng phụ này ra sao? Gây ảnh hưởng đến bé như thế nào? Liệu có ảnh hưởng đến tác dụng phòng bệnh của các loại vắc-xin? Đừng bỏ lỡ những thông tin sau đây nhé!

6 tác dụng phụ sau khi tiêm phòng mẹ cần biết

Tìm hiểu những phản ứng phụ sau khi tiêm phòng cho trẻ giúp mẹ bảo vệ con tốt hơn

1/ Phản ứng tại vị trí tiêm

Cảm giác bị đau ngay chỗ tiêm là phản ứng thường gặp nhất. Bé có thể bị đau khoảng một vài giờ sau đó. Thậm chí có bé đau đến 1 ngày và không ngừng quấy khóc. Trong một số trường hợp, bé có thể bị sưng một cục nhỏ bằng hạt đậu trong 2-3 tuần hoặc bị mẩn ngứa từ 3-6 ngày. Thông thường, những phản ứng này sẽ tự khỏi và chỉ có 5-10% trẻ em gặp phải tình trạng này.

2/ Trẻ bị sốt khi tiêm phòng

Sốt cũng là một phản ứng hay gặp sau khi tiêm phòng, nhất là những mũi tiêm phòng bệnh thương hàn, ho gà. Tiêm phòng sởi, quai bị cũng có thể gây sốt, nhưng thường xảy ra chậm, từ 5-12 ngày sau. Tuy nhiên, hầu hết những trường hợp sốt do tiêm phòng đều tự khỏi sau 1-2 ngày.

3/ Phản ứng ngoài da

2-10% trẻ em sau khi tiêm phòng sởi, rubela có thể bị sốt nhẹ kèm sốt phát ban, triệu chứng tương tự như sởi nhưng nhẹ hơn. Với những bé có tiền sử dị ứng, bé có thể bị nổi mề đay, ngứa toàn thân trong 3-6 ngày.

4/ Co giật sau khi tiêm phòng cho trẻ

Sau khi tiêm phòng ho gà, một số trẻ có biểu hiện sốt cao kèm co giật. Có 0,6% trẻ em gặp phải tình trạng này, và phần lớn đều có tiền sử co giật, động kinh. Vì vậy, ở một số quốc gia, những bé bị động kinh thường được xếp vào danh sách “chống chỉ định” của việc tiêm phòng ho gà. Một số trường hợp nguy hiểm có thể dẫn đến hôn mê, bệnh về não hoặc một số di chứng về sau. Tuy nhiên, tỷ lệ này thường rất hiếm.

5/ Hội chứng “rên la”

Do ảnh hưởng của thuốc tới thần kinh, có khoảng 3% trẻ sơ sinh từ 3-6 tháng tuổi có biểu hiện rên la, quấy khóc liên tục nhiều giờ liền sau khi tiêm phòng. Thậm chí, các bác sĩ phải dùng tới thuốc an thần để bé có thể ngủ yên. Tuy nhiên, phần lớn những trường hợp này thường không gây biến chứng gì nguy hiểm.

6/ Viêm hạch

Theo thống kê, có 6- 12% trẻ em sau khi tiêm phòng lao bị viêm hạch ở nách, phía bên được tiêm vắc-xin. Có 2 loại viêm hạch: viêm hạch đơn và viêm hạch mủ, thường xuất hiện sau khi chích ngừa khoảng 3-5 tuần.

Viêm hạch đơn là tình trạng hạch nổi sưng to, khoảng bằng hạt đậu, hơi cứng nhưng không có mủ bên trong. Viêm hạch đơn thường kéo dài khoảng 1 tháng và có thể tự khỏi. Viêm hạch mủ cũng là tình trạng hạch sưng to. Tuy nhiên, do chứa mủ bên trong nên hạch thường sưng to dần, thậm chí có thể to bằng quả chanh. Một số trường hợp hạch mủ có thể tự vỡ, chảy mũ ra ngoài. Một số trường hợp khác có thể phải can thiệp bằng phẫu thuật.

6 tác dụng phụ sau khi tiêm phòng mẹ cần biết

Tiêm phòng cho trẻ: Những mũi tiêm không thể thiếu!
Trẻ sơ sinh với sức đề kháng kém rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng là cách an toàn nhất để bảo vệ bé. Chủng ngừa giúp ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh và giúp bảo vệ trẻ em và trẻ sơ sinh khỏi những biến chứng nguy hiểm. Hiện nay, việc tiêm chủng có thể bảo vệ bé trước 12 căn bệnh...

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *