7 chiêu đơn giản dạy bé tập nói
Ngay từ trong bụng mẹ, trẻ đã có thể lắng nghe và nhận biết âm thanh bên ngoài. Càng được tiếp xúc nhiều với ngôn ngữ, bé càng học nói nhanh hơn. Để dạy trẻ tập nói, mẹ chỉ cần áp dụng những “chiêu” sau đây:
1/ Phản ứng với tiếng khóc của con
Trong năm đầu tiên của cuộc đời, hầu hết các nhóc bày tỏ mong muốn và giao tiếp với mọi người thông qua tiếng khóc của mình. Các mẹ phản ứng với tiếng khóc của bé cho bé biết rằng mẹ đang lắng nghe. Điều này giúp bé cảm thấy mình được an toàn hơn nhiều.
Cách mẹ phản ứng với tiếng khóc cho con cảm giác được lắng nghe và an toàn
2/ Trò chuyện với bé
Mặc dù lúc này bé chưa thể nói mà chỉ có thể phát ra tiếng ê a trong miệng, nhưng việc thường xuyên nói chuyện sẽ giúp bé nhận biết âm thanh và tăng vốn từ vựng hằng ngày. Bắt đầu với những câu nói bâng quơ như “ Hôm nay trời nắng đẹp, mẹ bế cục cưng ra phơi nắng nhé” hay như “ Bé có yêu mẹ không?”… vừa giúp mẹ và bé gần gũi nhau hơn vừa giúp bé học từ tốt hơn.
3/ Tạo môi trường giao tiếp
Một đứa trẻ có thể lắng nghe và hiểu âm thanh xung quanh trước cả khi bé có thể nói được. Vì vậy, một môi trường đầy những cuộc hội thoại và âm thanh sẽ giúp bé học nói nhanh hơn. Mẹ không cần phải bắt con nói một cách chính xác. Chỉ cần bạn nói đúng, bé cưng cũng sẽ học được cách nói đúng.
Dạy bé tập nói và những điều cần chú ý
Bé tập nói theo từng bước, và các bé có thể đạt được các bước đó tại những thời điểm khác nhau. Vì thế đừng quá nôn nóng hay lo lắng, trừ khi bé có những biểu hiện chậm phát triển rõ rệt.
4/ Dạy bé tập nói: Học đi đôi với hành
Tất nhiên, học “chay” bao giờ cũng nhàm chán và khó tiếp thu hơn. Vì vậy, nếu khi nói chuyện với con, bạn có thể kết nối những từ ngữ với hành động, bé sẽ tiếp thu nhanh hơn. Chẳng hạn, nếu thấy bé chạm vào chân của mình, đây là “thời cơ” để bạn dạy bé từ “chân”, hoặc bạn cũng có thể dùng hành động mô tả từ ngữ…
5/ Nói về những hành động của con
Mẹ nên tận dụng tất cả cơ hội để nói chuyện với con. Trước khi làm một hành động gì, bạn nên nói với bé về những gì sắp diễn ra. Đây là cách giúp bé liên kết hành động với âm thanh. Như lúc bế con đi tắm, mẹ có thể nói với con “Bây giờ mình đi tắm cho sạch nhé” hay như lúc thay tã cho con “Mẹ thay tã cho cục cưng nhé”.
6/ Kể chuyện và hát
Chuyện cổ tích và những bài hát là một trong những yếu tố quan trọng đối với quá trình dạy con tập nói. Những câu chuyện giúp bé sử dụng từ ngữ và câu một cách tốt hơn, trong khi việc lặp đi lặp lại từ trong bài hát giúp bé ghi nhớ từ. Mỗi khi kể chuyện hoặc hát cho con nghe, mẹ nên kết hợp với những động tác dễ thương, ngộ nghĩnh để làm bé thích thú hơn.
Bé 3 tuổi: Dạy con kể chuyện
Một lúc nào đó có thể bạn sẽ bắt gặp bé 3 tuổi đang kể chuyện một mình hoặc với đồ chơi. Đây là một bước phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo. Nên lắng nghe và khuyến khích bé bằng những câu hỏi gợi ý để bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ nhé.
7/ Dạy bé tập nói: Hiệu quả của những trò chơi
“Đây là cái gì” là trờ chơi phù hợp cho những nhóc nhỏ đang trong quá trình nhận biết và gọi tên đồ vật. Mẹ cũng có thể hỏi bé về màu sắc hoặc hình dáng của món đồ chơi này. Đối với những trẻ lớn hơn, mẹ có thể thử trò phức tạp hơn như “Những gì xảy ra tiếp theo?”. Bạn kể cho bé nghe một câu chuyện hay một tình huống và hỏi bé xem chuyện gì có thể xảy ra tiếp theo trong câu chuyện.
>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:
- Ký hiệu nên dạy trước khi trẻ tập nói
- Dạy trẻ tập nói: 3 sai lầm điển hình
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.