7 chiêu tập cho bé ăn uống lành mạnh

shape

01 Feb

Julia PhạmFeb 01, 2020

7 chiêu tập cho bé ăn uống lành mạnh

1/ Hãy để bé chọn lựa thực phẩm

Đứa trẻ nào cũng thích thú khi được đến những nơi đông người, nhộn nhịp, được khám phá các loại thực phẩm còn tươi sống. Mẹ hãy kích thích trí tò mò của bé, hỏi trẻ thích ăn món gì và để trẻ tự chọn lấy thực phẩm, trái cây, rau củ bắt mắt,… Trẻ sẽ rất hào hứng khi được tự quyết định món ăn ngày hôm nay và chắc chắn sẽ vui vẻ “tận hưởng” những gì mình đã chọn.

7 chiêu tập cho bé ăn uống lành mạnh

Mẹ hãy để trẻ chọn những loại thực phẩm mà bé thích, đặc biệt là rau củ

2/ Chuẩn bị khẩu phần ăn nhỏ

Bé cần ăn bao nhiêu phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng và mức độ hoạt động trong ngày. Hầu hết các bé từ 1-2 tuổi cần 800-1.000 calo/ngày. Một khẩu phần ăn lành mạnh cho trẻ đang tập đi tương đương khoảng 1/4 khẩu phần người lớn. Thế nên, mẹ không cần tính chính xác lượng calo, chỉ cần ước lượng để điều chỉnh khẩu phần phù hợp cho bé là được.

3/ Đừng quá lo lắng về chất béo

Bé yêu nhà bạn cần nhận một nửa lượng calo từ chất béo thông qua chế độ ăn uống để tăng trưởng và phát triển bình thường. Bạn có thể nghĩ lượng chất béo như vậy là quá nhiều, nhưng nếu con bạn chỉ ăn 1.000 calo một ngày thì không cần phải lo lắng bé sẽ tăng cân quá nhanh. Chỉ khi bé đến 2 tuổi, mẹ nên giảm từ từ lượng chất béo trong chế độ ăn uống cho đến khi nó ít hơn khoảng 1/3 lượng calo hàng ngày.

7 chiêu tập cho bé ăn uống lành mạnh

Khẩu phần ăn của bé trong giai đoạn tập đi
Chế độ ăn uống lành mạnh là chế độ ăn cân bằng, đa dạng nhiều loại thức ăn khác nhau. Tháp dinh dưỡng bên dưới sẽ giúp mẹ có chế độ ăn lành mạnh cho bé giai đoạn này

4/ Cắt nhỏ thức ăn

Thậm chí với một đứa trẻ lên 4 tuổi, thì có thể vẫn chưa nhai thức ăn thật tốt. Vì vậy, mẹ nên chia phần ăn của bé thành những miếng vừa ăn. Nếu cho bé ăn rau củ, bạn nấu mềm và băm rau củ để trẻ ăn dễ dàng hơn. Các loại thực phẩm có thể gây nghẹt thở cho trẻ bao gồm đậu phộng, nho, cà chua, cà rốt, bí ngô và hạt hướng dương, bơ đậu phộng, cần tây và quả anh đào còn hột.

5/ Hãy linh hoạt

Không có gì bất thường nếu con bạn đột ngột không thích ăn món khoái khẩu nữa. Bé có thể muốn ăn cùng một bữa trưa trong nhiều ngày rồi đột nhiên không muốn ăn nữa. Việc này dễ làm bạn nổi cáu, nhưng cố gắng đừng nổi giận với bé. Bạn nên có sẵn các lựa chọn lành mạnh để thay thế. Nếu bạn cho bé ăn món mới, chỉ nên cho bé thử một ít và ăn kèm với các thực phẩm quen thuộc. Me cũng đừng quá đừng khăng khăng ép buộc bé phải ăn hết cả khẩu phần ăn mới khi bé chưa ăn bao giờ.

6/ Nấu ăn cùng bé

Mẹ hãy khuyến khích trẻ cùng tham gia chế biến món ăn. Vì cảm giác hưng phấn chờ đợi được thưởng thức thành quả của mình sẽ kích thích trẻ ngon miệng hơn bao giờ hết. Bạn nên giao cho bé công việc phù hợp với độ tuổi như rửa rau, thêm và khuấy các thành phần, xé nhỏ rau. Nấu ăn cùng bé là cách tốt để làm tăng hứng thú, để bé cảm thấy thích và hào hứng với bữa ăn của mình.

7/ Ăn uống lành mạnh nhưng đơn giản hoá

Thậm chí nếu bạn là người thích nấu ăn thì thực sự cũng không có nhiều thời gian để làm, vì còn phải bận chăm con nhỏ. May mắn thay,việc chuẩn bị một bữa ăn bổ dưỡng cho bé cũng chỉ mất vài phút. Ở giai đoạn này, điều mẹ cần lưu tâm nhất là làm sao nấu những món ăn lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất với thời gian chế biến nhanh nhất đấy!

7 chiêu tập cho bé ăn uống lành mạnh

Bữa ăn dinh dưỡng cho bé ở giai đoạn tập đi
Bé trong giai đoạn này rất dễ bị ảnh hưởng bởi những thói quen của ba mẹ, đặc biệt là thói quen ăn uống. Vì vậy ba mẹ hãy là người làm gương để khuyến khích trẻ có thói quen dinh dưỡng lành mạnh về sau

 

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *