7 điều cần biết về hiện tượng dây rốn quấn cổ
1/ Cứ 3 đứa trẻ được sinh ra thì có 1 bé bị dây rốn quấn cổ khi còn nằm trong bụng mẹ
Thực tế, trong thời gian mang thai, tình trạng dây rốn xoắn lại rồi tự động tháo ra khá phổ biến. Thậm chí, theo nghiên cứu, tỷ lệ dây rốn quấn cổ thai nhi chiếm hơn 30% các trường hợp mang thai, do trong thời gian ở trong bụng mẹ, bé cưng dành khá nhiều thời gian “nhào lộn”.
Tràng hoa quấn cổ hay còn gọi là dây rốn quấn cổ là trường hợp khá phổ biến, thường xảy ra trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ
2/ Dây rốn quấn cổ có thể nguy hiểm hơn bạn nghĩ
Với những trường hợp dây rốn quấn 1, 2 vòng và quấn không quá chặt, thai nhi vẫn có thể nhận đủ dưỡng chất từ mẹ và phát triển bình thường. Ngược lại, những trường hợp dây rốn quấn cổ quá nhiều vòng hoặc dây rốn quá ngắn khiến bé không nhận đủ dưỡng chất cần thiết rất nguy hiểm. Bé cưng không nhận đủ chất dinh dưỡng có thể bị nhẹ cân, thiếu máu sau sinh. Nguy hiểm hơn, bé có thể bị suy thai và tử vong trong bụng mẹ.
3/ Nhận biết dây rốn quấn cổ thai nhi
Đa số các trường hợp dây rốn quấn cổ thường được phát hiện nhờ siêu âm. Không chỉ biết được thai nhi có bị dây rốn quấn hay không, siêu âm còn cho phép bác sĩ biết được dây rốn quấn bao nhiêu vòng, và tình hình sẽ nguy hiểm đến mức nào. Tuy nhiên, bầu cũng không vì thế mà lơ là nhé!
Mẹ nên thường xuyên theo dõi những cú “tung chưởng” mỗi ngày của con. Nếu bé đạp ít hoặc dữ dội hơn bình thường, bầu nên đến bệnh viện ngay lập tức.
Cẩn thận khi bé con "tung chưởng"
Bé của bạn có thường xuyên “tung chưởng” không? Sự khác biệt trong tần suất chuyển động của thai nhi là một dấu hiệu thuờng thấy trong suốt thai kỳ. Có bé điềm đạm, nhẹ nhàng. Lại có nhóc siêu quậy, suốt ngày đạp lung tung. MarryBaby sẽ giúp giải mã những cú "kungfu" của bé trong bụng mẹ!
4/ Sinh mổ không phải là giải pháp duy nhất
Việc sinh thường hay sinh mổ còn phụ thuộc khá nhiều vào mức độ quấn lỏng hay chặt của dây rốn. Với những trường hợp dây rốn quấn lỏng, ít vòng, bầu hoàn toàn có thể sinh thường mà không sợ ảnh hưởng đến thai nhi.
Tuy nhiên, những trường hợp sinh thường đòi hỏi bác sĩ phải hết sức cẩn thận, theo dõi kỹ nhịp tim và hoạt động thai nhi trong bụng mẹ. Nếu có hiện tượng chèn ép nhau thai hoặc lượng máu lưu chuyển đến thai giảm khi cổ tử cung chưa mở hoàn toàn, bầu sẽ được chỉ định mổ lấy thai ngay.
5/ Không có cách phòng ngừa hiện tượng này
Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm thấy biện pháp nào để ngăn chặn hiện tượng thai nhi bị dây rốn quấn. Do trong thai kỳ, bé cưng chuyển động liên tục, khó tránh khỏi việc tháo rồi xoắn dây rốn liên tục.
Với những mẹ bầu có thai nhi bị dây rốn quấn, việc cân bằng lượng nước ối rất quan trọng, Nước ối ít sẽ làm hạn chế sự hoạt động của thai, khiến bé khó có thể tự “gỡ rối” dây rốn được.
Thiếu nước ối khi mang thai và những điều cần biết
Thiếu nước ối là một trong những tình trạng bất thường về nước ối, có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Tuy nhiên, hầu hết các mẹ bầu không biết nhiều hoặc không có khái niệm về tình trạng này.
6/ Những trường hợp nguy cơ cao
Dây rốn quấn cổ thai nhi là hiện tượng phổ biến, chiếm hơn 1/3 số lượng trẻ em được sinh ra. Tuy nhiên, với những mẹ bầu có chỉ số nước ối bất thường hoặc dây rốn quá dài sẽ có nguy cơ dây rốn quấn thai cao hơn bình thường.
7/ Bầu cần lưu ý điều gì?
Khi phát hiện thai nhi bị dây rốn quấn, mẹ bầu nên chăm chỉ thực hiện các buổi khám thai đều đặn. Đây là cơ hội để bác sĩ cập nhật thêm những thông tin về tình trạng sức khỏe thai nhi để có biện pháp điều trị kịp thời. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên chú ý những thay đổi bất thường của bé cưng. Những chuyển động bất thường, nhanh hoặc chậm hơn, có thể là “lời nhắn” con gửi đến mẹ để cảnh báo về sự khó chịu của mình.
>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:
- Làm thế nào để sinh thường khi dây rốn quấn cổ 1 vòng?
- Dây rốn quấn cổ 1 vòng
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.