7 điều đặc biệt nuôi dạy cặp sinh đôi
Mẹ thường sinh sớm
Trước khi nghĩ đến chuyện nuôi con, các mẹ sinh đôi cần phải vượt qua thử thách đầu tiên: nguy cơ sinh non. Tuy mang thai đôi không phải là vấn đề to tát với các bà mẹ hiện đại, nhưng các mẹ thường có nguy cơ tiền sản giật cao hơn, nguy cơ tiểu đường thai kỳ và bên cạnh đó là sinh con sớm hơn ngày dự sinh. Khoảng 60% các mẹ sinh đôi thường sinh sớm hoặc sinh non. Thời gian mang thai trung bình của các mẹ sinh đôi thường là 35 tuần. Điều này đồng nghĩa với việc các mẹ bầu cần được theo dõi cẩn thận trong thai kỳ. Nếu bé sinh non trước tuần thứ 28 hoặc có cân nặng lúc sinh thấp, bé sẽ được chăm sóc đặc biệt trước khi có thể được về nhà cùng mẹ.
Mẹ dễ bị trầm cảm sau sinh
Những ngày đầu chăm con luôn thật vất vả, nhất là khi đó là một cặp sinh đôi. Bố mẹ của các cặp sinh đôi thường phải thức nhiều hơn, ít nhất là trong vài tháng đầu tiên cho đến khi các bé tự làm quen với giờ giấc sinh hoạt nhất định. Trong khi đó, mẹ thường phải vất vả khi cho con bú, tắm rửa, thay tã và dỗ con ngủ gấp đôi những người mẹ chỉ sinh một bé. Mệt mỏi, kiệt sức dễ làm các mẹ sinh đôi có khuynh hướng trầm cảm sau sinh cao hơn. Vì vậy, mẹ nên tranh thủ sự giúp đỡ của tất cả người thân trong gia đình hay bạn bè khi có thể.
Giúp mẹ ngủ ngon hơn với cặp sinh đôi
Bỏ qua 9 tháng mai thai đôi vất vả, giờ đây sau khi hạ sinh 2 thiên thần này, mẹ cũng đối diện với khá nhiều khó khăn trước mắt. Một trong số đó phải kể đến sự thiếu ngủ trầm trọng. Chăm một bé thôi đã đủ đuối rồi, thêm một bé nữa, mẹ biết ngủ nghỉ làm sao? Giải pháp cho mẹ: Giúp hai con ngủ...
Nhưng tương lai sẽ “dễ thở” hơn
Tin tốt cho mẹ: Nuôi dạy các cặp sinh đôi không khó khăn mãi mãi. Mẹ sẽ vất vả khoảng 3 năm đầu tiên, sau đó các bé đã tự lập hơn một chút, có thể tự chơi với nhau. Mẹ có thể cho các con học cùng trường, cùng lớp để tiện đưa đón. Những nhóc sinh đôi thường có cùng sở thích và mối quan tâm, nên mẹ có thể đưa các bé cùng đi xem phim, cùng đi uống trà sữa… Buổi tối, mẹ cũng chỉ cần đưa hai con lên giường ngủ cùng một lúc và kể cùng một câu chuyện cổ tích.
Mẹ có 2 đứa con giống hệt nhau
Các cặp song sinh cùng trứng thường giống hệt nhau và bố mẹ đôi khi cũng khó phân biệt được hai bé. Thường thì các thai song sinh sẽ có chung một túi ối và nhau thai, nhưng một số thì lại có 2 túi ối và 2 nhau thai riêng biệt. Sự thực là, đa số các cặp song sinh cùng trứng có cùng bộ ADN.
Hai bé có mối liên hệ tuyệt vời
Những bé song sinh cùng giới thường có mối liên hệ mạnh mẽ nhưng không nhất thiết hai bé có đặc điểm hoàn toàn giống nhau. Một bé có thể hướng ngoại hơn, trong khi một bé lại hướng nội. Nếu còn là trẻ sơ sinh, mẹ sẽ thấy hai bé có ngôn ngữ của riêng mình và thường bắt chước tiếng bập bẹ của nhau. Hai bé có thể cãi nhau, đánh nhau suốt ngày nhưng lại không chịu ở xa nhau.
Không phải “chiến tranh” giữa các bé luôn xấu
Chuyện cãi cọ giữa hai nhóc cùng một tuổi là không thể tránh khỏi. Đôi khi, đó lại là điều tốt. Chẳng hạn, một bé tỏ ra thành thạo hơn khi được dạy đi toilet sẽ khiến bé còn lại cũng cố gắng để làm tốt hơn. Mẹ cần lưu ý, quá nhiều tranh giành sẽ không phải là điều tốt. Mẹ cần theo dõi và bồi dưỡng cho thế mạnh riêng của mỗi bé. Ngoài ra, những khoảng thời gian dành riêng cho từng bé cũng rất cần thiết để nuôi dưỡng cá tính và sự độc lập.
Mẹ sẽ băn khoăn giữa thiên hướng tự nhiên và nỗ lực nuôi dạy
Nếu là cặp song sinh khác trứng, mẹ sẽ thấy rằng nuôi dạy các con cũng giống như mọi gia đình bình thường khác. Nhưng khi có một cặp song sinh cùng trứng, đôi khi mẹ sẽ tự hỏi nên để các bé phát triển theo thiên hướng tự nhiên: mọi thứ giống nhau hay cố gắng nỗ lực dạy dỗ các bé theo những gì mẹ thấy cần thiết. Thực ra, những nghiên cứu đã ghi nhận, mỗi anh chị em trong cặp song sinh cùng trứng được nuôi dạy ở môi trường khác nhau thì sẽ có tính cách khác nhau. Vì vậy, mẹ hãy tự tin với quyết định của mình khi cảm thấy cần “uốn nắn” các bé nhé.
Mẹo nhỏ giúp mẹ chăm sóc cặp sinh đôi hiệu quả
Nếu việc chăm sóc một đứa trẻ sơ sinh đã phải khiến nhiều mẹ phải “lao đao” rồi thì bạn nghĩ sao nếu giờ đây phải chăm sóc cùng lúc hai nhóc quậy? Nếu bạn đang gặp phải vấn đề này thì đừng bỏ qua bài viết sau đây nhé! Có nhiều “tuyệt chiêu” hiệu quả mà bạn có thể áp dụng được đấy
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.