7 quan niệm sai lầm về giấc ngủ trẻ sơ sinh (p.1)

shape

31 Oct

Khanh ElisaOct 31, 2019

7 quan niệm sai lầm về giấc ngủ trẻ sơ sinh (p.1)

1. Không bao giờ đánh thức bé đang ngủ
Sự thật: Có thể bạn đã nghe điều này cả ngàn lần (và có thể đã làm theo khi mẹ chồng khuyên như vậy), nhưng đừng tin điều này. Trong một vài tuần đầu, bé yêu của bạn dường như cần được ăn liên tục, nhưng thật ra là cách mỗi 2 đến 3 tiếng mỗi lần. Vì thế, có những lúc bạn sẽ phải nhẹ nhàng đánh thức bé dậy để cho bé bú, Tanya Remer Altmann, MD., tác giả của cuốn sách Mommy Calls (American Academy of Pediatrics, 2008) cho biết. Có nghĩa là việc đánh thức bé đang ngủ không những chẳng sao cả, mà còn là điều quan trọng mà bạn cần làm để bé có được cân nặng mạnh khỏe. Nhưng một khi bé mới sinh đã đạt đủ cân nặng, thì bạn có thể để bé ngủ vào buổi tối bao nhiêu tùy bé mà không cần đánh thức bé dậy để cho bé bú (và nếu bé có thể kéo dài được thời gian ngủ thì mẹ quá sướng!), bà Altmann cho biết. Lúc đó, các mẹ chỉ cần bảo đảm cho bé bú thường xuyên vào ban ngày. Điều quan trọng với giấc ngủ trẻ sơ sinh là bạn không nên để bé ngủ quá nhiều.

2. Miếng đệm quanh nôi bảo vệ bé
Sự thật: Các miếng đệm quanh nôi mới trông qua thì có vẻ như chúng giúp bảo vệ bé khỏi u đầu, sứt trán hay có những vết tím bầm do va chạm vào thành nôi, nhưng thật ra lại rất nguy hiểm (cũng giống như những loại gối mềm hay tương tự khác) có thể gây nguy cơ ngộp thở cho bé. Theo bà Altmann, mặc dù chưa gặp trường hợp bé nào bị u đầu nghiêm trọng do đập đầu vào thành nôi nhưng bà đã gặp trường hợp các bé lăn và bị quấn vào các miếng đệm quanh nôi rất nguy hiểm. Do vậy, mẹ nên loại bỏ ngay những miếng đệm hoặc bất cứ thứ gì để che chắn quanh ra khỏi nôi ngay, chỉ trừ khăn trải vừa khít nôi và bé yêu mà thôi các mẹ nhé.

7 quan niệm sai lầm về giấc ngủ trẻ sơ sinh (p.1)

Bố mẹ hãy tìm hiểu cách để giúp bé ngủ ngon và an toàn.

3. Giữ phòng bé hoàn toàn yên ắng
Sự thật: Đúng là bạn có thể cần sự yên lặng hoàn toàn để ngủ và duy trì giấc ngủ, nhưng hầu hết trẻ sơ sinh lại thích những tiếng ồn môi trường với tiếng động chẳng hạn giống như tiếng quạt quay. Altmann cho biết “tiếng động này có thể rất thoải mái và quen thuộc vì các bé được nghe thường xuyên trong dạ con 24/7”. Vâng, nếu bạn không biết thì sự thật là trong bụng bạn khá là ồn ào đấy. Hơn nữa tiếng ồn “trắng” (white noise) này có thể “xua đi” những tiếng động khác trong nhà, vốn là những thanh âm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Do vậy, nếu mẹ gặp rắc rối không thể dỗ hoặc khiến bé duy trì giấc ngủ, hãy thử tìm cách tạo ra tiếng ồn “trắng” hoặc những dùng thiết bị gì đó tạo âm thanh tương tự để giúp bé ngủ nhé.

4. Nên cho bé ngủ suốt đêm từ tuần 12
Sự thật: “Nếu bé nhà bạn ăn tốt vào ban ngày, duy trì thói quen thường xuyên và kèm một chút may mắn, bé yêu của bạn sẽ ngủ suốt cả đêm vào từ tháng 12”, Altmann cho biết và nhấn mạnh chỗ “may mắn”. Với những người khác thì điều này có thể không xảy ra trong hơn 1 tháng, 2 tháng, hay có khi là 3 tháng tới nữa, và bạn cũng nên biết như thế không có nghĩa là bạn làm gì sai đâu nên đừng lo lắng. Nhưng bạn có thể làm vài thứ để “vận động” bé kéo dài giấc ngủ lâu hơn: thiết lập quy trình ngủ ngắn và yên lặng, để bé tự ngủ (không cần dỗ hay chăm cho bé ngủ), và khi bé đã ngủ, đừng lao ngay vào phòng bé mỗi khi mẹ nghe tiếng ồn của bé cất lên – bé cần phải học cách tự ngủ. Nếu mẹ kiên trì, MarryBaby bảo đảm là thiên thần của bạn có thể sẽ ngủ ít nhất 6 đến 8 tiếng liền vào ban đêm từ thời điểm 4 đến 6 tháng tuổi.

Linh Lan

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *