7 vấn đề luôn "rình rập" thai nhi trong suốt thai kỳ

shape

31 Dec

Cha Mẹ TốtDec 31, 2019

7 vấn đề luôn "rình rập" thai nhi trong suốt thai kỳ

Sau khoảng thời gian 9 tháng 10 ngày được nhìn thấy con yêu chào đời khỏe mạnh là lúc người mẹ mới thở phào nhẹ nhõm. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn trải qua một thai kỳ thành công suôn sẻ, cả mẹ và bé đều có nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm.

7 vấn đề luôn "rình rập" thai nhi trong suốt thai kỳ

Trong suốt quá trình mang thai, cả mẹ và bé đều có thể gặp những nguy cơ nguy hiểm xảy ra bất cứ lúc nào

1/ Mang thai ngoài tử cung

Thay vì chọn tử cung làm nơi phát triển, thai nhi lại nằm ở những vị trí ngoài tử cung như vòi tử cung, buồng trứng, ổ bụng. Đây là một trong những trường hợp đáng lo ngại nhất đối với phụ nữ mang thai vì có thể đe dọa đến tính mạng của người mẹ khi thai nhi lớn dần.

Đa phần, thai ngoài tử cung xảy ra ở tuần thứ tư đến tuần thứ mười của thai kỳ với các triệu chứng như ra máu âm đạo, đau bụng dưới. Ngay khi phát hiện thai ngoài tử cung thì buộc phải chấm dứt thai kỳ để bảo toàn mạng sống cho mẹ. Khả năng mang thai ngoài tử cung thường sẽ cao hơn với lần mang thai tiếp theo.

2/ Giãn não thất ở thai nhi

Thường gặp ở 3 tháng giữa thai kỳ, đây là biến chứng gây tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi như: rối loạn chức năng vùng lều và gây bại liệt các chi. Những trường hợp nhẹ mẹ bầu sẽ được theo dõi, chăm sóc và điều trị kịp thời, tuy nhiên khi phát hiện trễ và để quá nặng bác sĩ có thể phải yêu cầu chấm dứt thai kỳ. Vì vậy, thường xuyên khám thai nhằm phát hiện sớm là điều cực kỳ quan trọng.

3/ Thai nhi bị thiếu oxy

Người mẹ bị thiếu máu nghiêm trọng hay mắc phải một số bệnh lý như đau tim, cao huyết áp, hen suyễn là nguyên nhân chính làm thai nhi bị thiếu oxy. Những căn bệnh trên khiến mẹ khó thở vì thế lượng oxy cung cấp cho thai nhi cũng bị thiếu hụt nghiêm trọng.

Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến thai nhi chết lưu. Chính vì vậy, mẹ bầu cần biết đúng nguyên nhân để biết cách phòng tránh cũng như giúp cho việc điều trị diễn ra thuận lợi hơn.

4/ Nguy cơ nhau tiền đạo

Bình thường nhau thai sẽ bám vào mặt trước hoặc mặt sau đáy tử cung. Tuy nhiên, vì lý do nào đó mà nhau thai nằm thấp, bánh nhau che một phần hay che kín toàn bộ tử cung, những trường hợp này được gọi là nhau tiền đạo.

Nhau tiền đạo nếu phát hiện sớm sẽ không có gì đáng lo, nhưng nếu để đến khoảng 3 tháng cuối có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu thường bị chảy máu âm đạo, mất máu còn thai nhi có nguy cơ sinh non, suy thai.

5/ Nhau cài răng lược

Bánh nhau bám bất thường vào lớp tử cung, vượt quá lớp niêm mạc hay thậm chí xuyên thủng cả lớp tử cung được gọi là nhau cài răng lược. Được xem là một biến chứng có nguy cơ nguy hiểm đối với thai nhi và cả mẹ, gây chảy máu, nhiễm trùng, thủng hoặc vỡ tử cung.

Thông thường nhau cài răng lược chỉ được phát hiện khi chuyển dạ sinh. Vì vậy các bác sĩ vẫn khuyến khích mẹ bầu nên theo dõi sức khỏe thai nhi định kỳ để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé.

7 vấn đề luôn "rình rập" thai nhi trong suốt thai kỳ

Nhau cài răng lược gây chảy máu, nhiễm trùng, thủng hoặc vỡ tử cung

6/ Hiện tượng nhau bong non

Thường xảy ra ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, nhau thai sớm tách khỏi thành tử cung. Xuất hiện đột ngột và nhanh chóng có thể đe dọa tính mạng của mẹ và thai nhi do tình trạng mất máu, biến chứng rối loạn đông máu hay vô niệu.

Các mẹ bầu nên cẩn thận lưu ý và gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu của những triệu chứng như: Xuất huyết âm đạo, đau bụng hoặc đau lưng, tử cung co thắt từng cơn nhưng không phải chuyển dạ.

7/ Quá ngày dự sinh nhưng con vẫn chưa chào đời

Háo hức đến ngày dự sinh để được gặp mặt con yêu, nhưng đợi mãi vẫn chưa thấy dấu hiệu chuyển dạ nào xuất hiện. Đây hẳn là một điều bất thường vì quá ngày dự sinh có thể tiềm ẩn những rủi ro mà bạn không thể biết được.

Tuy không ảnh hưởng lớn đến mẹ nhưng đối với thai nhi thì khác, bé sẽ bắt đầu già đi, nước ối không đủ cho bé. Hay sau khi sinh trẻ bị tổn thương thần kinh, thiểu năng hệ thần kinh vận động, dễ mắc bệnh hô hấp, nhiễm trùng…Thay vì cứ chờ đợi mẹ hãy nhanh chóng đi khám, có thể bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai để tránh những biến cố xảy ra.

7 vấn đề luôn "rình rập" thai nhi trong suốt thai kỳ

Làm gì khi thai 40 tuần chưa chuyển dạ?
Một thai kỳ bình thường kéo dài khoảng 40 tuần, nhưng không ít mẹ thai 40 tuần chưa chuyển dạ. Hiện tượng này bình thường hay tiềm ẩn rủi ro nào đó?

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *