8 thói quen xấu khiến bé dễ mang bệnh (P.2)

shape

31 Oct

Julia PhạmOct 31, 2019

8 thói quen xấu khiến bé dễ mang bệnh (P.2)

5. Uống nhiều nước ngọt
Thông thường trẻ em thích uống nước ngọt. Tuy nhiên, thức uống có đường khi uống với số lượng nhiều là không cần thiết và có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe:

Thừa cân: Thức uống ngọt có nhiều chất năng lượng và chứa rất ít dinh dưỡng. Thường xuyên uống thức uống ngọt có thể dẫn đến sự mất cân bằng năng lượng và tăng cân quá mức.

Sâu răng: Trẻ em uống nước ngọt giải khát và nước trái cây thường xuyên, có nguy cơ sâu răng.

Kén ăn: Thức uống ngọt có nhiều năng lượng làm trẻ em ít đói, không thèm các thức ăn khác. Ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ.

Lời khuyên từ MarryBaby:

  • Khuyến khích trẻ uống nước lọc, nước trái cây, sữa…
  • Bổ sung nhiều rau và trái cây tươi trong thực đơn hàng ngày của trẻ
  • Tránh việc giữ thức uống ngọt trong nhà, không tạo thói quen uống nước ngọt cho trẻ

8 thói quen xấu khiến bé dễ mang bệnh (P.2)

Tránh cho bé uống nhiều nước ngọt

6. Dán mắt vào tivi
Các nhà khoa học từng đưa ra cảnh báo, tình trạng nghiện xem tivi có hại cho sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ em.

Tác hại đầu tiên dễ nhận thấy nhất là mắt trẻ dễ bị cận thị, các tế bào thần kinh cũng bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, do ngồi một chỗ, ít vận động nên tác phong chậm chạp, dễ béo phì… Lâu dần, bé sẽ trở nên thụ động trong giao tiếp.

 Lời khuyên từ MarryBaby:

  • Trẻ chỉ có thể bớt xem tivi nếu cha mẹ tạo ra nhiều hoạt động hấp dẫn hơn. Chẳng hạn: Tổ chức trò chơi cho cả nhà, đi công viên, thăm anh em họ hàng…
  • Quy định giờ bật – tắt tivi. Khi trẻ bắt đầu mở tivi, cha mẹ hãy chỉ lên đồng hồ và nói cho trẻ biết được xem 30 phút. Đến chính xác thời điểm nào là phải tắt tivi.

7. Lười rửa tay
Bàn tay của trẻ rất dễ bị nhiễm bẩn, vì bé rất thích chơi đùa lại hay có thói quen ngậm tay vào miệng. Nếu bạn không chú ý giúp trẻ luôn giữ sạch đôi tay thì khả năng trẻ thường xuyên bị mắc bệnh là điều khó tránh như viêm đường hô hấp cấp, bệnh cúm, bệnh tay chân miệng, bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus…

Lời khuyên từ MarryBaby:

  • Nói cho con biết vì sao cần phải thường xuyên rửa tay
  • Cho bé tự chọn loại xà bông có hương thơm và màu sắc mà bé thích.
  • Hãy hát khi rửa tay – chẳng hạn như ngâm nga: “Xòe bàn tay, đếm ngón tay” (Bài hát 5 ngón tay ngoan của nhạc sĩ Trần Văn Thụ). Hay những bài có độ dài vừa đủ để bé rửa tay kỹ càng, đồng thời cũng giúp bé không cảm thấy buồn chán.
  • Tập cho bé thói quen rửa tay đều đặn nhiều lần trong ngày, như trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và trước khi đi ngủ. Một khi đã trở thànhthói quen, trẻ sẽ tự giác rửa tay mà không cần bố mẹ nhắc nhở.

8. Mút tay
Mút tay là một thói quen có hại thường dẫn đến các bệnh về tiêu hoá. Khi thường xuyên đưa tay vào miệng, thì dù có rửa tay rồi trẻ vẫn sẽ nhiễm rất nhiều vi trùng, virus, trứng giun sán… Trong khi đó, đường ruột còn yếu nên trẻ dễ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá.

Với trẻ 6 tuổi trở lên (bắt đầu thay răng sữa), thói quen mút tay có thể làm biến dạng hàm, chẳng hạn như hô hay móm.

Lời khuyên từ MarryBaby:

  • Nên giám sát thường xuyên để kéo ra mỗi lần bé cho ngón tay vào miệng.
  • Khi thấy con mút tay, hãy thử đánh lạc hướng trẻ. Thu hút chúng trong một hoạt động mà đòi hỏi trẻ phải sử dụng cả hai tay.
  • Trước khi trẻ đi ngủ, hãy cho bé cầm cuốn sách để xem tranh hoặc ôm thú nhồi bông để chúng không còn rỗi rãi với ngón tay.
  • Khi trẻ không mút tay, bạn nên khen trẻ hoặc tặng thưởng trẻ.
  • Với trẻ lớn, nhẹ nhàng giải thích những tác hại của thói quen này cho trẻ hiểu.

Nguyễn Dinh

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *