9 loại "siêu phẩm" cho mẹ bầu
1/ Chuối
Không chỉ thuộc “top” những thực phẩm dồi dào tinh bột, chuối còn chứa nhiều lợi khuẩn, giúp mẹ bầu bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa. Ngoài ra, chuối cũng chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể như vitamin C, folate, niacin, riboflavin. Đặc biệt, hàm lượng vitamin B6 trong một trái chuối rất dồi dào, một trái chuối nhỏ cũng đủ đáp ứng 1/4 nhu cầu hằng ngày của mẹ bầu.
Chứa nhiều vitamin và khoáng chất, chuối không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn giúp bầu hạn chế tình trạng ốm nghén
2/ Thực phẩm tốt cho bà bầu: Cam
Ngoài lượng chất xơ dồi dào, cam cũng rất giàu vitamin C, cần thiết cho sự phát triển mô và xương của thai nhi. Thường xuyên ăn cam cũng là cách củng cố hàm lượng chất sắt, giúp cơ thể sản xuất thêm nhiều tế bào hồng cầu, phục vụ cho sự phát triển của thai nhi và nhau thai.
3/ Măng tây
Là một nguồn tuyệt vời của axit folic cũng như vitamin B6, canxi, kẽm và magiê, măng tây còn chứa hàm lượng tương đối cao của beta-carotene, vitamin C, vitamin E, vitamin K, thiamin, riboflavin, rutin, niacin, axit folic, sắt, phốt pho, đồng, kali, selen và mangan. Đồng thời, trong 100 g măng tây chứa 2,1 g chất xơ, giúp ngăn ngừa triệu chứng táo bón khi mang thai.
Bổ sung vitamin B6 cho mẹ bầu
Vitamin B6 đóng vai trò quan trọng quá trình mang thai của mẹ. Nó giúp mẹ giảm những căng thẳng mệt mỏi và giúp thai nhi tạo ra các tế bào mới. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều vitamin B6 trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể dẫn tới việc tay, chân và hệ thần kinh của thai nhi phát triển không bình...
4/ Đậu phộng
Không giống như quan điểm của nhiều người, đậu phộng không làm tăng nguy cơ dị ứng của trẻ sau sinh mà ngược lại, mẹ bầu ăn đậu phộng còn giúp bảo vệ bé cưng khỏi những tác nhân dị ứng sau này.
Ngoài 40% là chất béo, đậu phộng còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như vitamin cần thiết cho sức khỏe mẹ bầu trong suốt 9 tháng “mang nặng” như vitamin B, canxi, sắt, kẽm… Đặc biệt, đậu phộng còn có một hàm lượng folate, góp phần bảo vệ hệ thần kinh của bé cưng.
5/ Đậu lăng
Với 35% là protein, đậu lăng đứng đầu trong bảng xếp hạng những nguồn cung cấp protein từ thực vật, thậm chí có thể so sánh với các nguồn protein từ các loại thịt, cá…Không chỉ vậy, đậu lăng còn là một nguồn chất xơ, molypden, folate, tryptophan, mangan, sắt, phốt pho, đồng, vitamin B1 và kali.
6/ Thực phẩm tốt cho bà bầu: Trứng
Chứa nhiều vitamin A và protein, trứng là lựa chọn dinh dưỡng để mẹ bầu bắt đầu một ngày mới khỏe mạnh. Không chỉ vậy, trứng còn là một trong số ít những thực phẩm cung cấp i-ốt cho cơ thể. Thiếu i-ốt là nguyên nhân phổ biến gây ra các khuyết tật về trí não, từ đó dẫn đến chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em.
Bà bầu ăn trứng nhiều có tốt không?
Trứng gà, vịt, đặc biệt trứng ngỗng, là thực phẩm giàu dinh dưỡng phụ nữ mang thai nên bổ sung trong thai kỳ. Tuy nhiên, ăn trứng nhiều có tốt không bầu ơi?
7/ Cá
Không chỉ ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi, thường xuyên ăn cá khi mang thai cũng là cách đơn giản giúp mẹ bầu bổ sung canxi cho cơ thể.
Để tránh gây hại cho con, mẹ bầu nên hạn chế những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao
8/ Rau chân vịt
Đứng đầu bảng xếp hạng nguồn thực phẩm cung cấp axit folic cho cơ thể, rau chân vịt là cách đơn giản giúp mẹ bầu bảo vệ sự phát triển bình thường của não và cột sống của thai nhi. Không chỉ vậy, rau chân vịt còn chứa nhiều loại chất dinh dưỡng khác như mangan, sắt, vitamin A, C và K.
9/ Sữa chua Hy Lạp
Trong khi những loại sữa chua bình thường cung cấp 6-8 g protein cho mỗi khẩu phần, sữa chua Hy Lạp có thể cung cấp cho mẹ bầu 15-18 g protein. Đặc biệt, với hàm lượng canxi dồi dào, sữa chua Hy Lạp nằm trong danh sách những thực phẩm cần ăn nếu muốn hệ thống xương và răng của bé phát triển khỏe mạnh.
>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:
- Sữa chua với phụ nữ mang thai
- Cách khắc phục cân nặng khi mang thai
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.