9 thời điểm thụ thai cần "né

shape

31 Dec

Cha Mẹ TốtDec 31, 2019

9 thời điểm thụ thai cần "né

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu, thời điểm thụ thai còn có thể tác động đến sự phát triển của bé cưng sau này. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, để đảm bảo cho một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ cần chuẩn bị ít nhất 3 tháng trước đó.

9 thời điểm thụ thai cần "né"

Dù rất mong con, nhưng những thời điểm sau hoàn toàn không thích hợp để thụ thai đâu nhé

1/ Khi bị bệnh

Mệt mỏi, chán ăn, khó chịu là hệ quả thường thấy khi bạn bị bệnh. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động tiêu cực đến chất lượng trứng và tinh trùng. Ngoài ra, với một số bệnh, việc điều trị bằng thuốc có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong bụng mẹ.

Đặc biệt, với trường hợp bị viêm nhiễm vùng kín, sùi mào gà, lậu, giang mai… nên điều trị dứt điểm hoàn toàn trước khi có ý định mang thai.

2/ Khi tâm trạng thất thường

Với nam giới, tâm lý và cảm xúc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đội quân tinh binh. Còn ở nữ, tình trạng căng thẳng sẽ tác động tiêu cực đến nội tiết tố, từ đó làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, nếu bạn và anh xã đang cảm thấy tinh thần mệt mỏi, tốt nhất nên tạm hoãn việc mang thai lại.

3/ Khi vừa ngưng dùng thuốc tránh thai

Dù đã ngưng sử dụng, thuốc tránh thai vẫn còn có thể làm ức chế quá trình rụng trứng, làm xáo trộn sự hình thành niêm mạc tử cung. Vì vậy, theo khuyến cáo, ít nhất 2-3 tháng trước khi thụ thai, bạn nên ngưng sử dụng thuốc ngừa thai để vòng kinh trở lại bình thường. Lúc này, những tàn dư còn sót lại của thuốc cũng đã được “tống” ra ngoài hoàn toàn.

Những phụ nữ uống thuốc tránh thai trong thời gian dài nên đợi 6 tháng sau khi ngưng sử dụng. Đối với những người ngừa thai bằng cách đặt vòng, nên tháo vòng trước 2-3 tháng mới được thụ thai.

4/ Sau sinh non hoặc thai chết lưu

Có thai ngay sau khi sinh non hoặc thai chết lưu có thể làm lịch sử tái diễn, bởi chức năng sinh sản và chu kỳ kinh nguyệt vẫn chưa được phục hồi hoàn toàn. Ngoài ra, sinh non và thai lưu cũng làm ảnh hưởng đến tử cung, nhất là với những người đã từng trải qua phẫu thuật.

5/ Sau khi tiếp xúc với hóa chất độc hại

Tiếp xúc với hóa chất độc hại như thủy ngân, chì, các dung môi hữu cơ, thuốc trừ sâu… rất dễ gây đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể, sinh non hoặc sảy thai. Dù có sử dụng biện pháp bảo hộ, các độc chất này vẫn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, nếu từng tiếp xúc hoặc làm việc trong môi trường có chất độc hại, đừng nghĩ đến việc mang thai trong vòng 1 tháng sau đó, bạn nhé!

6/ Sau chụp X-quang vài tuần

Dù rất ít nhưng lượng chất phóng xạ khi chụp X-quang vẫn có khả năng ảnh hưởng đến tế bào sinh dục, làm đột biến nhiễm sắc thể của trứng. Sau khi chụp X-quang, bạn nên đợi ít nhất 4 tuần trước khi tính đến việc mang thai.

7/ Ngay sau khi sinh mổ

Nếu đã từng sinh mổ, mẹ nên đợi từ 2-5 năm cho lần mang thai tiếp theo. Mang thai sớm hơn có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Một kết quả nghiên cứu trên khoảng 2.500 phụ nữ tại Mỹ cho thấy, mang thai lần 2 cách lần sinh mổ trước 18 tháng có nguy cơ nứt sẹo mổ cao hơn gấp 3 lần so với những phụ nữ mang thai lần 2 ở khoảng cách dài hơn.

9 thời điểm thụ thai cần "né"

Sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ?
Không ít mẹ thắc mắc sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ, hay cứ chọn ngày mổ đẻ để “bắt” con. Liệu lần đầu sinh mổ, lần 2 cũng sẽ như vậy? Câu trả lời dành cho mẹ đây!

8/ Thụ thai sau khi tiêm phòng 

Vắc-xin ngừa sởi, quai bị và rubella  là loại vắc-xin không nên tiêm phòng khi mang thai. Về lý thuyết, sau khi tiêm phòng, bạn thường được tư vấn nên ngừa thai trong vòng 3 tháng tiếp theo để đảm bảo. Vắc-xin có thể làm mẹ bầu nhiễm Rubella và làm thai nhi bị chậm phát triển thần kinh, nguy cơ dị tật tai, mắt…

9/ Thụ thai khi đi du lịch hoặc làm việc xa nhà

Trong thời gian đi du lịch hoặc thời gian làm việc xa nhà, sinh hoạt và dinh dưỡng của vợ chồng bạn sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Ăn uống không điều độ, thiếu ngủ sẽ làm não luôn trong trạng thái bị ức chế hoặc hưng phấn quá độ. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng trứng, dễ dẫn đến sinh non hoặc sảy thai.

9 thời điểm thụ thai cần "né"

"Trọn bộ" vắc-xin nên tiêm phòng trước khi mang thai
Chuyện gì quan trọng hơn việc thụ thai của vợ chồng bạn? Tất nhiên là việc tiêm phòng trước khi mang thai rồi. Tiêm phòng không chỉ giúp mẹ bầu khỏe mạnh hơn mà còn là "tấm vé" an toàn cho sức khỏe bé cưng.

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *