Ăn đúng: Khỏe mẹ, tốt con!
Bổ sung nhiều rau quả, trái cây là lựa chọn hoàn hảo cho bà bầu
Bạn không cần chuẩn bị một chế độ ăn uống đặc biệt, việc cần thiết nhất là bổ sung một cách đầy đủ, đa dạng các loại thức ăn mỗi ngày để đạt được sự cân bằng dinh dưỡng mà bạn và em bé cần. Mẹ bầu cũng nên lưu ý việc hấp thu một cách đầy đủ lượng vitamin và khoáng chất từ các loại thực phẩn, để cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
Bạn nên tìm hiểu thêm về các loại vitamin cần thiết cho thai kỳ, đồng thời biết rõ những thực phẩm nào cần tránh. Có thể mẹ bầu sẽ cảm thấy đói hơn bình thường, nhưng bạn không cần phải “ăn hai phần” ngay cả khi bạn đang mong đơi sinh hai hoặc sinh ba. Dùng bữa ăn sáng lành mạnh mỗi ngày giúp bạn tránh ăn vặt những lại thực phẩm chứa nhiều chất béo và đường.
5 loại thực phẩm cần tránh khi mang thai
Cùng kiểm tra xem bạn đã hiểu biết hết về những loại thức ăn, thức uống cần tránh khi mang thai để bảo vệ sức khỏe của bé và của chính bạn trong hơn 9 tháng thai kỳ không nhé.
Ăn uống lành mạnh thường mang ý nghĩa là ăn đa dạng các loại thực phẩm nhằm đảm bảo chế độ dinh dưỡng, hơn là giảm đi một số lượng lớn các loại món ăn ưa thích. Bạn cần cẩn thận với chế độ ăn uống nếu mắc bệnh tiểu đường.
1/ Cần bổ sung nhiều trái cây và rau quả trong thai kỳ
Ăn nhiều rau quả trong thai kỳ giúp cung cấp vitamin và khoáng chất cũng như chất xơ giúp tiêu hóa tốt và ngăn ngừa táo bón. Ăn ít nhất năm phần trái cây và rau mỗi ngày – có thể là thực phẩm tươi, đóng hộp, sấy khô hoặc ép. Lưu ý rửa sạch trước khi dùng. Nấu rau củ với nước hoặc ăn sống sau khi rửa sạch giúp hấp thu nhiều nhất các dinh dưỡng của loại thực phẩm này.
2/Các loại thực phẩm giàu tinh bột (carbohydrate)
Các loại thực phẩm giàu tinh bột chứa nhiều vitamins, chất xơ và không chứa nhiều calo tiêu biểu như bánh mì, khoai tây, ngũ cốc ăn sáng, cơm, mì ống, ngô, kê, yến mạch, khoai lang, khoai mỡ và bột ngô là những thực phẩm quan trọng trong mỗi bữa ăn.
3/ Protein trong thai kỳ
Nguồn protein bao gồm: Thịt, cá, gia cầm, trứng, đậu, các loại hạt. Mẹ bầu nên ăn protein mỗi ngày. Chọn thịt nạc, loại bỏ da từ nếu ăn gà, sử dụng ít chất béo khi nấu. Bạn nên chắc chắn rằng trứng, thịt gia cầm, bánh mì kẹp thịt, xúc xích… được nấu chín. Kiểm tra rằng thịt không còn hồng và nước ép không có phẩm màu.
Tập ăn 02 khẩu phần cá mỗi tuần, một trong số đó nên là loại cá có dầu như cá hồi, các mòi hoặc cá thu. Tìm hiểu về lợi ích của việc ăn cá và hải sản. Có một số loại cá mà bạn nên tránh ăn khi mang như cá ngừ.
4/ Các chế phẩm từ sữa
Chọn các loại thực phẩm ít chất béo. Ví dụ, uống sữa bán tách kem hoặc tách kem hoàn toàn, sữa chua ít béo, hoặc pho mát cứng ít béo. Ăn 2-3 phần mỗi ngày.
5/ Chất béo
Các thực phẩm nhiều dầu, nhiều đường và chất béo như kem, chocolate, khoai tây chiên giòn, bánh quy, bánh ngọt, thức uống có gas, bạn chỉ nên ăn một lượng nhỏ những thực phẩm này. Thức ăn ngọt và đồ uống có đường chứa calorie không cung cấp bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác, có thể dẫn đến việc tăng cân, béo phì và sâu răng.
Dinh dưỡng khi mang thai: Chế độ ăn cho bà bầu thừa cân
Mang thai không phải là thời gian ăn kiêng hoặc cắt giảm năng lượng. Đây là thời gian tốt để bạn cân nhắc những món đã ăn để xem món nào tốt nhất cho bạn và bé. Bạn nên lưu tâm số cân nặng nên tăng trong thai kỳ mỗi khi lựa chọn món ăn bổ dưỡng.
Chất béo chứa hàm lượng calo rất cao và ăn nhiều chất béo có thể làm bạn tăng cân. Chất béo bão hòa có thể làm tăng lượng cholesterone trong máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Nếu có thể, bạn nên cắt giảm hàm lượng chất béo thay vào đó sử dụng các loại thực phẩm giàu chất béo không bão hòa thay thế.
6/ Các đồ ăn nhẹ lành mạnh trong thai kỳ
Nếu bạn cảm thấy đói giữa các bữa ăn, tránh ăn các loại ăn vặt có nhiều chất béo và đườngnhư kẹo, bánh quy, khoai tây chiên hoặc sô cô là. Thay vào đó mẹ bầu có thể chọn những món ăn nhẹ bổ dưỡng sau đây:
-Bánh sandwich với cá ngừ nghiền, cá hồi, cá mòi và salad.
-Các loại xà lách với cà rốt, cần tây hoặc dưa chuột.
-Sữa chua ít béo.
-Súp kem với bánh mì hoặc rau.
-Mơ ngâm sẵn, sung, mận.
-Súp rau và đậu.
-Không thêm đường vào ngũ cốc ăn sáng hoặc cháo, sữa.
-Uống sữa hoặc nước trái cây không đường
-Trái cây tươi
-Bánh mì nướng phủ bơ đậu nướng hoặc khoai tây nướng
7/ Thói quen ăn uống khoa học
-Chuẩn bị thức ăn một cách an toàn: Rửa sạch trái cây, rau quả, loại bỏ các vệt đất còn sót lại có thể chứa toxoplasma, một ký sinh trùng có thể gây bệnh toxoplasmosis gây hại đến thai nhi của bạn.
-Vệ sinh sạch sẽ các bề mặt đồ dùng, và bàn tay sau khi chế biến thịt cá.
-Đảm bảo rằng thực phẩm tươi sống được lưu trữ riêng biệt với các thực phẩm khác tránh các loại ngộ độc từ thịt (như salmonella, campylobacter và E. coli).
-Sử dụng thớt riêng để chặt thái thịt sống.
-Nấu chín thức ăn, đặc biệt là gia cầm.
-Bạn cũng cần chắc chắn là một số loại thực phẩm như trứng, thịt gia cầm, bánh mì kẹp thịt, xúc xích, thịt cừu, thịt bò, thịt lợn cần nấu chín rất kỹ lưỡng.
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.