Bà bầu 3 tháng cuối có nên uống nước dừa?
Mặc dù nước dừa từ lâu đã được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng vẫn rất nhiều mẹ bầu lo lắng uống nước dừa khi mang thai sẽ dẫn đến nhiều tác dụng phụ. Đặc biệt, bà bầu 3 tháng cuối có nên uống nước dừa không và uống bao nhiêu mới tốt? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây, mẹ nhé!
Uống nước dừa trong suốt thai kỳ
Không chỉ 3 tháng cuối thai kỳ mà trong suốt giai đoạn mang thai mẹ nên uống nước dừa mỗi ngày. Chỉ với những bà bầu 3 tháng đầu bị ốm nghén nên hạn chế để tránh làm tình trạng này trầm trọng hơn. Dừa được chứng minh có khả năng duy trì nồng độ pH trong hệ tiêu hóa, “giải quyết” các vấn đề như thừa hay trào ngược a-xít trong thời kỳ mang thai.
Lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng cũng như bác sĩ chuyên khoa sản từ tuần thứ 33 trở đi, mẹ bầu nên uống lượng nước dừa vừa phải mỗi ngày sẽ giúp mẹ cải thiện được nhiều vấn đề như hiện tượng rạn da ở vùng bụng, tóc khô, xơ và chẻ ngọn, da bị lão hóa. Đồng thời, uống nước dừa lúc này cũng giúp cho việc tuần hoàn máu và nước ối cho thai nhi diễn ra tốt hơn. Và uống nước dừa cũng tránh mất nước cho mẹ bầu.
Nước dừa chứa nhiều chất điện giải cần thiết cho mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai
Khi mang thai, bổ sung dung nước mỗi ngày là điều quan trọng. Nếu mẹ ngán uống nước lọc, có thêm mùi, thêm vị bằng nước mía hoặc nước dừa. Nước dừa cũng giống như các lọai nước thông thường là nó có khả năng cung cấp nước cho cơ thể. Từ tam cá nguyệt thứ ba tới khi có dấu hiệu sắp sinh, theo kinh nghiệm dân gian và dựa trên những nghiên cứu y khoa thì uống nước dừa có tác dụng giúp da bé trắng hồng mịn màng ngay từ trong bụng mẹ.
Thời điểm uống nước dừa tốt nhất
Đối với bà bầu, thời gian tốt nhất trong ngày để uống nước dừa là bào buổi sáng. Lúc này, các chất điện giải và dinh dưỡng có trong nước dừa sẽ hấp thụ vào cơ thể tốt nhất. Hàm lượng dinh dưỡng đó bao gồm: Kali, carbohydrates, canxi, natri, chất xơ, đường…
Vậy uống bao nhiêu là đủ? Với mẹ có thai kỳ khỏe mạnh, chỉ cần bổ sung 1 trái dừa mỗi ngày vào chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, mẹ không nên uống nước dừa thay cho nước lọc sẽ dễ gây đau bụng, khó tiêu.
Với những mẹ bầu thiếu nước ối, tùy vào từng tình trạng mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cụ thể, thường là 2 đến 4 trái dừa mỗi ngày. Nước dừa có thành phần khá giống nước ối nên bổ sung nhiều nước dừa trong thời gian này có thể giúp cải thiện tình trạng thiếu ối.
Thức uống nào tốt cho phụ nữ mang thai?
Bên cạnh nước lọc luôn được biết đến là cần thiết cho bà bầu, còn có nhiều món uống thơm ngon và giàu dinh dưỡng khác. Dưới đây là 3 món uống mà chị em không nên bỏ qua khi mang thai.
Không chỉ nước dừa, cùi dừa cũng tốt cho mẹ bầu
Hầu hết các mẹ khi mang thai thường chỉ chú ý tới công dụng của nước dừa, tuy nhiên, các thành phần còn lại của trái dừa cũng giúp bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và bé yêu.
Cụ thể, khi kết hợp cùi dừa với gia vị khác trong món dừa kho thịt thì món này có tác dụng thúc đẩy trao đổi chất ở bà bầu. Các món ăn được làm từ cơm dừa như xôi, kem, chè… được coi là giàu dinh dưỡng và giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn.
Dù uống nước dừa hay ăn món ngon từ cùi dừa cũng chỉ cần lượng vừa đủ
Dầu dừa lại mang một “trách nhiệm khác” cũng rất cần thiết vời bà bầu. Dầu dừa có khả năng cân bằng lượng đường trong máu, giúp ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ. Đồng thời loại dầu này còn có tác dụng tuyệt vời với các bệnh về da trong thai kỳ và sau sinh như thoa lên da để loại bỏ những vết rạn rất hiệu quả.
Lưu ý khi sử dụng dầu dừa
Công dụng của dầu dừa khá phổ biến và được nhiều mẹ tin dùng. Tuy nhiên, cũng có một số lưu ý mà mẹ cần biết:
- Dầu dừa có thể làm tăng cholesterol trong máu, mẹ không nên lạm dụng dầu dừa, nhất là trong chế biến thực phẩm. Dầu dừa cũng chứa lượng calo cao, có thể dẫn tới béo phì.
- Bà bầu dị ứng với dầu dừa có thể bị ngứa, sưng, nổi ban, đau quặn bụng, nôn…
- Không nên nêm quá nhiều dầu dừa vào những món ăn trong thời gian mang thai. Với nước dừa, cơm dừa…, bầu cũng nên sử dụng với lượng vừa phải.
Hy vọng với những thông tin trên đây, mẹ đã có câu trả lời cho vấn đề bà bầu 3 tháng cuối có nên uống nước dừa, cũng như biết cách sử dụng nước dừa và các thành phần còn lại của trái dừa ở mức độ vừa phải để tránh tác dụng phụ.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.