Bà bầu ăn chôm chôm đúng cách: Chỉ lợi, không hại
Câu trả lời là không đâu mẹ nhé! Chẳng những không gây hại cho bé, những quả chôm chôm “xấu xí” này còn mang lại những lợi ích vô cùng to lớn cho sức khỏe bà bầu. Bà bầu có nên ăn chôm chôm, ăn cho “thỏa” thèm đi mẹ nhé!
Bà bầu ăn chôm chôm được không?
Không chỉ giúp bổ sung một lượng chất sắt giúp phụ nữ mang thai giảm hẳn những triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, lượng phốt-pho trong chôm chôm cũng giúp thận lọc bớt các tạp chất, và hỗ trợ quá trình sữa chữa các tế bào, các mô bị hư của cơ thể.
Thậm chí, trong nhiều nơi ở Malaysia và Indonesia, chôm chôm còn được sử dụng để điều trị bệnh cao huyết áp và tiểu đường. Tuy nhiên, những lợi ích chôm chôm mang lại không chỉ dừng lại ở đó…
Nếu ăn đúng cách, chôm chôm là một trong những trái cây “vàng” cho phụ nữ mang thai
Lợi ích của chôm chôm với phụ nữ mang bầu
Thịt chôm chôm chứa rất nhiều chất xơ, vitamin C, đồng, mangan, các nguyên tố khoáng vi lượng như kali, calcium, sắt… Đồng thời loại quả này cũng giàu protein, chất béo tốt, phospho… nên là một trong những lựa chọn lý tưởng về hoa quả cho mẹ bầu bổ sung trong thai kỳ.
Ăn chôm chôm có lợi cho hệ tiêu hóa
Với hàm lượng chất xơ dồi dài, bà bầu ăn chôm chôm không chỉ giúp tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa mà còn giúp tránh được các vấn đề liên quan đến nhu động ruột như tiêu chảy, táo bón. Đặc biệt, chôm chôm còn giúp tiêu diệt các ký sinh trùng đường ruột, ngăn ngừa nguy cơ ung thư ruột kết.
Cung cấp chất sắt – Hạn chế nguy cơ thiếu máu thai kỳ
Chứa nhiều vitamin C, bà bầu ăn chôm chôm sẽ giúp tiêu diệt các gốc tự do trong cơ thể, có tác dụng chống viêm và ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Bên cạnh đó, vitamin C cũng giúp quá trình hấp thụ đồng và sắt diễn ra “mượt” hơn, do đó cải thiện việc sản xuất các tế bào máu, hạn chế nguy cơ thiếu máu khi mang thai.
Kiểm soát huyết áp trong quá trình mang thai
Chôm chôm được các bác sĩ đánh giá là có thể giúp kiểm soát huyết áp khi mang thai, giảm cholesterol, hỗ trợ lưu thông máu để giảm tình trạng sưng phù cơ thể mẹ dễ mắc phải vào cuối thai kỳ.
Ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn
Theo nghiên cứu, axit gallic, một chất được tìm thấy trong chôm chôm có tác dụng “kì diệu” trong việc loại bỏ các gốc tự do và giúp bảo vệ cơ thể bạn từ vi khuẩn có hại và các nhiễm trùng khác.
Ngoài ra, bà bầu ăn chôm chôm cũng có tác dụng ngăn ngừa và điều trị các loại bệnh thường tấn công phụ nữ mang thai như sốt, nhức đầu, ho, cảm cúm và cảm lạnh.
Thúc đẩy sức khỏe của hệ xương
Ngoài hàm lượng vitamin C dồi dào, chôm chôm cũng giàu canxi, phốt pho, magie, kẽm có thể giúp củng cố và tăng cường sức khỏe của hệ xương, đồng thời cung cấp canxi để thai nhi phát triển.
Bổ sung vitamin e giúp bảo vệ da và tóc của mẹ bầ
Vitamin C, vitamin E và lượng nước dồi dào trong chôm chôm là những yếu tố quan trọng giữ cho da dẻ mẹ bầu luôn mịn màng, mềm mại.
Lưu ý khi mẹ bầu ăn chôm chôm
Tuy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng ăn nhiều chôm chôm khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến quá trình cân bằng các dưỡng chất trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển về tinh thần và thể chất của thai nhi.
Đặc biệt, hiện nay trong quá trình trồng chôm chôm, việc sử dụng thuốc trừ sâu và các hóa chất độc hại là không thể tránh khỏi. Vì vậy, bà bầu ăn chôm chôm nên rửa sạch, và ngâm chôm chôm trong nước muối loãng trước khi ăn. Không nên dùng răng để “lột vỏ” mà nên dùng dao để hạn chế nguy cơ tiếp xúc trực tiếp với thuốc trừ sâu (nếu có).
Ngoài ra, chôm chôm quá chín chứa nhiều cồn (do đường chuyển hóa) vì thế không an toàn cho mẹ và thai nhi. Chôm chôm chứa rất nhiều đường, vì thế không nên ăn nhiều một lúc, đặc biệt là với các bà mẹ bị bệnh tiểu đường.
Cảm lạnh và cúm khi mang thai
Khi bạn mang thai, cả chứng cảm cúm thông thường cũng trở nên phức tạp hơn rất nhiều, bởi tất cả những gì bạn làm giờ đây không chỉ ành hưởng đến bản thân mà còn đến thai nhi nữa. Có thể trong quá khứ, bạn đã nhanh chóng “tóm” lấy một vỉ kháng sinh, nhưng giờ đây chắc chắn bạn sẽ tự hỏi: Chúng...
Bà bầu ăn chôm chôm vừa đúng cách và với số lượng vừa phải trong một ngày giúp mang lại nhiều lợi ích tích cực. Đừng bỏ qua loại trái cây vừa ngon vừa rẻ này nhé bầu!
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.