Bà bầu ăn mía sai cách - Cẩn thận tiểu đường thai kỳ

shape

31 Dec

Cha Mẹ TốtDec 31, 2019

Bà bầu ăn mía sai cách - Cẩn thận tiểu đường thai kỳ

Uống nước mía khi mang thai rất tốt cho sức khỏe. Vậy nếu không uống, bà bầu có nên ăn mía không? Câu trả lời là có mẹ nhé! Tuy nhiên, bà bầu ăn mía cần chú ý đến liều lượng cũng như thời điểm để tránh những tác động tiêu cực đến sức khỏe, đặc biệt là tiểu đường thai kỳ. Cùng MarryBaby tìm hiểu cách ăn mía đúng khi mang thai, mẹ bầu nhé!

Bà bầu ăn mía sai cách - Cẩn thận tiểu đường thai kỳ

Ngoài uống nước mía, bà bầu ăn mía cũng tận dụng được nhiều lợi ích tuyệt vời

Lợi ích tuyệt vời khi bà bầu ăn mía

Ngoài 70% là nước và các loại đường, nghiên cứu cho thấy mía cũng chứa nhiều loại vitamin, lipit, protein, a-xít hữu cơ, can-xi, sắt …, rất tốt cho sức khỏe mẹ. Hơn nữa, những loại chất dinh dưỡng này cũng rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi.

  • Giảm ốm nghén khi mang thai 3 tháng đầu. Nhờ anh xã chặt mía thành từng khúc nhỏ, sau đó nhai lấy nước. Bạn cũng có thể hòa nước mía với một ít gừng để có hiệu quả tốt hơn.
  • Tăng sức đề kháng, phòng ngừa cảm cúm thông thường nhờ chất chống ôxy hóa và lượng vitamin C dồi dào trong mía.
  • Hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa: Cùng với sự phát triển của thai nhi, càng về cuối thai kỳ, hệ tiêu hóa của mẹ bầu càng hoạt động kém hơn. Đó là lý do rất nhiều mẹ bị táo bón, thậm chí bị trĩ khi mang thai. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ được giải quyết nếu bà bầu ăn mía, bởi mía không chỉ có chất xơ, mà còn chứa kali, vừa giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, vừa ngăn ngừa viêm nhiễm dạ dày. Tốt quá đúng không bầu nhỉ!
  • Ngăn ngừa các bệnh về răng miệng: Bà bầu ăn mía vừa làm sạch răng, vừa bảo vệ răng khỏi các vi khuẩn gây hại.
  • Ăn mía giúp làm đẹp da, ngăn ngừa mụn. Nhờ thành phần a-xít alpha hydroxyl, thường xuyên ăn mía giúp bà bầu giải quyết các vấn đề về da như da khô, da nổi mụn…
  • Hạn chế nhiễm trùng đường tiết niệu: Ăn mía giúp hạn chế sự hình thành và sinh sôi của các vi khuẩn, là cách an toàn và hiệu quả nhất để phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai.

Bà bầu ăn mía sai cách - Cẩn thận tiểu đường thai kỳ

Bà bầu nên ăn gì vào buổi tối?
Bà bầu nên ăn gì vào buổi tối là câu hỏi của rất nhiều mẹ. Bữa tối hợp lý không chỉ giúp mẹ nạp lại năng lượng sau một ngày dài mà còn giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu, giúp mẹ có giấc ngủ ngon.

Ăn mía sai cách, hậu quả khôn lường!

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cần đa dạng và đầy đủ các nhóm chất. Ăn quá nhiều một thực phẩm nào cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Với mía cũng vậy.

Với thành phần 70% là các loại đường, bà bầu ăn nhiều mía sẽ làm tăng lượng đường huyết trong máu, từ đó dẫn đến tiểu đường thai kỳ. Hơn nữa, khi đường huyết tăng cao sẽ thúc đẩy quá trình hình thành tụ cầu khuẩn trên da, hình thành mụn nhọt. Nguy hiểm hơn, nếu tụ cầu khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong còn có thể gây nhiễm khuẩn máu, ảnh hưởng đến em bé trong bụng mẹ.

Lưu ý: Mía có tính hàn, bà bầu đau bụng do nhiễm lạnh không nên ăn mía, hoặc nếu có cũng chỉ ăn một lượng nhỏ.

Bà bầu ăn mía sai cách - Cẩn thận tiểu đường thai kỳ

Bà bầu ăn trái cây sai: Hại mẹ lẫn con!
Chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, trái cây là một trong những thực phẩm cần thiết trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu ăn sai cách, không những không tận dụng được lợi ích từ trái cây, bầu còn có nguy cơ gặp phải những vấn đề sức khỏe

Ăn mía khi mang thai như thế nào mới đúng?

Để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn, khi ăn mía, bà bầu nên lưu ý những điều sau.

  • Không ăn quá nhiều. Trung bình mỗi tuần chỉ nên ăn từ 3-4 lần.
  • Không ăn mía đã đổi màu hoặc có dấu hiệu bị hư, hỏng dù chỉ một đoạn mía nhỏ. Vì mía hư có thể chứa độc tố ảnh hưởng hệ thần kinh rất nguy hiểm.
  • Không ăn mía khi bị tiêu chảy, đau bụng vì có thể làm triệu chứng thêm nghiêm trọng.
  • Không tích trữ quá nhiều mía để ăn dần. Mía để lâu có thể bị biến chất, ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Ngoài ra, bầu cũng không nên ăn mía được ướp lạnh vì có thể làm ê răng hoặc lạnh bụng.
  • Khi mua mía, lựa mía còn tươi, trên thân mía không có đốm đỏ. Tốt nhất, nên chọn nơi bán hàng uy tín, bảo đảm nguồn gốc.

Tóm lại, bà bầu ăn mía đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ và bé. Ngược lại, ăn sai cách, nguy cơ bạn sẽ gặp những vấn đề sức khỏe tiêu cực. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên lưu ý: Sau khi ăn mía 2-8 giờ, nếu xuất hiện những triệu chứng như nôn, đau đầu, chóng mặt, mờ mắt, tê cứng tay chân…, bà bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện để được kịp tra và điều trị kịp thời.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *