Bà bầu bị ho: Khi nào cần lo?

shape

01 Jan

Cha Mẹ Tốt Jan 01, 2020

Bà bầu bị ho: Khi nào cần lo?

1. Nguyên nhân làm cho bà bầu hay bị ho

Trong thời gian mang thai, những thay đổi của nội tiết tố bên trong cơ thể cộng với sự suy giảm của hệ miễn dịch làm cho cơ thể mẹ dễ mắc bệnh. Theo đó, mẹ bầu thường hay bị các loại virus, vi khuẩn từ môi trường bên ngoài và những người xung quanh tấn công. Hoặc sự thay đổi đột ngột của thời tiết cũng như nhiệt độ làm cho nguy cơ mắc bệnh tăng cao.

Ngoài ra, bà bầu bị ho còn có nguyên nhân do việc tăng tiết màng nhầy gây nên tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi dẫn đến ho. Tử cung gây áp lực lên ổ bụng khiến dịch dạ dày trào ngược lên đường hô hấp cũng làm cho bà bầu bị ho.

2. Sự khác nhau giữa ho thông thường và ho bệnh lý

Khi bị ho thông thường, bà bầu chỉ ho nhẹ, không kèm theo sốt, ho không có đờm, không đau tức ngực và khó thở. Trường hợp này bà bầu không cần phải uống thuốc, chỉ cần nghỉ ngơi và chăm sóc chu đáo sẽ tự khỏi.

Đặc điểm của ho bệnh lý rất dễ nhận biết, người mẹ bị ho nhiều và dai dẵng không dứt. Ho có đờm đặc màu xanh, vàng đi kèm với các triệu chứng như đau tức ngực gây ra khó thở, cơ thể bị nóng sốt. Đây là những dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm trong thai kỳ như lao, viêm phổi, viêm phế quảng. Lúc này, mẹ bầu cần đi khám để điều trị kịp thời.

Bà bầu bị ho: Khi nào cần lo?

Ngay khi có dấu hiệu do dai dẳng, ho có đờm đặc, đau tức ngực mẹ bầu cần khám bác sĩ ngay

3. Bà bầu bị ho ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?

Mẹ bầu bị những cơn ho mạnh và dai dẵng có thể gây áp lực lên vùng bụng, ảnh hưởng đến hoạt động của thai nhi, có khả năng làm tăng nguy cơ động hoặc sảy thai. Ngoài ra, ho nhiều còn làm cho thanh quản bị tổn thương, trầy xước gây chảy máu tác động xấu đến sức khỏe mẹ. Thực đơn dinh dưỡng khi mang thai cũng sẽ bị ảnh hưởng, do lúc này việc ăn uống của mẹ cũng trở nên khó khăn hơn. Lúc này, mẹ không thể nạp được nhiều chất dinh dưỡng làm cho thai nhi chậm phát triển.

4. Cách phòng và điều trị khi bị ho

– Trước khi mang thai, ít nhất là 3 tháng phụ nữ nên đi tiêm phòng ngừa cúm và rubella để đảm bảo cho sức khỏe của thai nhi.

– Đảm bảo một thực đơn dinh dưỡng khi mang thai đầy đủ, phong phú. Đồng thời, mẹ bầu cũng nên tập luyện thể dục thường xuyên để giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, chống lại một số bệnh.

– Hạn chế đến những nơi đông người. Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối ấm. Đặc biệt, tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh, mưa.

– Khi bị bệnh, mẹ bầu tuyệt đối không tự ý uống thuốc vì có thể sẽ ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Phải được sự tư vấn và kê đơn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

– Đối với trường hợp bà bầu bị ho nhẹ có thể tự chữa khỏi bằng các bài thuốc dân gian như: Chưng tắc với mật ong; Ăn vỏ cam hoặc vỏ quýt nướng; Lá hẹ chưng đường phèn; Nước giá luộc. Cách này trị ho hiệu quả, không gây tác dụng phụ hay ảnh hưởng đến thai nhi.

Bà bầu bị ho: Khi nào cần lo?

Uống thuốc cảm khi mang thai có nguy hiểm?
Trong khi một số loại thuốc cảm được các chuyên gia đánh giá là an toàn cho mẹ bầu thì một số loại khác lại được "gắn biển" cảnh báo. Vậy, khi nào bầu có thể uống thuốc, và uống như thế nào? Tham khảo ngay nhé!

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *