Bà bầu có nên nằm võng?

shape

01 Jan

Khanh Elisa Jan 01, 2020

Bà bầu có nên nằm võng?

Mẹ có biết, một tư thế nằm khi mang thai chuẩn không chỉ bảo đảm một giấc ngủ ngon cho mẹ mà còn liên quan đến sức khỏe của thai nhi? Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, trong thời gian mang thai, nhất là giai đoạn càng về cuối thai kỳ, mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái để giảm áp lực lên vùng chậu, đồng thời giúp máu lưu thông đến thai tốt hơn. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng cảm thấy dễ chịu khi nằm nghiêng. Vì lý do này, nhiều mẹ quyết định “làm quen” với võng để có một giấc ngủ ngon hơn. Nhưng liệu nằm võng khi mang thai có gây nguy hiểm?

Bà bầu có nên nằm võng?

Tư thế nằm ngủ khi mang thai của mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến con

Theo nghiên cứu của Sophie Schwartz, chuyên gia đến từ Đại học Geneva (Thụy Sĩ), những rung lắc nhẹ nhàng khi đưa võng sẽ giúp con người nhanh chóng “rơi” vào giấc ngủ, và ngủ sâu hơn so với khi nằm trên giường. Bằng cách đo điện não đồ của những người tình nguyện tham gia nghiên cứu, chuyên gia phát hiện ra rằng, không chỉ ngủ nhanh hơn, nằm võng còn có thể thay đổi bản chất giấc ngủ, đồng thời có tác dụng giúp cải thiện trí nhớ. Các chuyên gia hy vọng rằng, nghiên cứu của mình có thể được sử dụng để điều trị tình trạng rối loạn giấc ngủ, như chứng mất ngủ chẳng hạn.

Mặc dù có thể tác động đến giấc ngủ và giúp bạn ngủ ngon hơn, nhưng hầu hết các chuyên gia y tế đều không khuyến khích việc nằm ngủ trên võng, nhất là nằm võng khi mang thai. Nguyên nhân là do khi nằm võng, cơ thể bạn sẽ bị bó hẹp với tư thế đầu nằm trên cao, chân cao nhưng ngực bị ép, khiến bạn rất dễ bị suy hô hấp. Bên cạnh đó, khi đầu nằm quá cao, để lưu chuyển máu lên não, cơ thể bạn sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn. Hậu quả tất yếu là thiếu máu, thiếu ô-xy lên não, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu. Đặc biệt, khi nằm võng, mẹ bầu sẽ có nguy cơ té ngã cao hơn, rất nguy hiểm cho mẹ và bé.

Bà bầu có nên nằm võng?

Sai lầm chuyện kiêng cữ khi mang thai
Kể từ giây phút bạn thông báo tin có thai, chắc hẳn bạn sẽ được nghe rất nhiều những câu không được làm cái này, phải tránh cái kia,… Kiêng cữ khi mang thai là cần thiết nhưng nếu thiếu hợp lý, cái gì cũng kiêng cũng tránh thì mẹ có thể bị căng thẳng tâm lý, không hề tốt chút nào đâu nhé.

Mách bầu tư thế nằm chuẩn khi mang thai

– Giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất: 

Trong giai đoạn này, thai nhi vẫn còn nhỏ và bụng mẹ bầu cũng chưa quá lớn. Do đó, bầu có thể nằm ngủ nhiều tư thế, ngay cả nằm ngửa cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi. Tuy nhiên, mẹ nên tránh nằm sấp, vì tư thế này không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu.

– Giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2:

Tại thời điểm này, bầu đã có thể nhìn thấy bụng mình “lấp ló” sau lớp áo. Bà bầu nên chú ý bảo vệ bụng, tránh các lực va đập từ bên ngoài. Tư thế nằm nghiêng lúc này sẽ giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn. Đặc biệt, nếu cảm thấy phần chân hơi nặng nề, bầu có thể dùng một chiếc gối mềm để kê cao chân.

– Giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3:

Tử cung của mẹ có xu hướng xoay về phía bên phải trong những tháng cuối thai kỳ, do đó, các chuyên gia thường khuyến khích bạn nên nằm nghiêng về phía bên trái để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ bầu có thể dùng gối nhỏ đỡ bụng khi nằm. Đặc biệt, chỉ nên hơi cong chân, tránh tư thế nằm “co ro” như con tôm, không có lợi cho sức khỏe.

Bà bầu có nên nằm võng?

Chăm sóc giấc ngủ khi mang thai: Tam cá nguyệt thứ ba
Chứng mất ngủ khi mang thai trở nên tệ hơn ở giai đoạn cuối thai kỳ. Phụ nữ mang thai ở tam cá nguyệt thứ ba ít có những giấc ngủ sâu và thức dậy nhiều hơn suốt cả đêm. Tìm hiểu nguyên nhân, các gợi ý để bạn cảm thấy thoải mái và dễ đi vào giấc ngủ hơn.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Đau lưng khi nằm võng lúc mang thai
  • Những bí mật ít biết của mẹ bầu

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *