Bà bầu ho nhiều có sao không?

shape

31 Dec

Khanh ElisaDec 31, 2019

Bà bầu ho nhiều có sao không?

Thời điểm “bầu bí” là thời kỳ cơ thể trở nên nhạy cảm với các loại vi khuẩn và virus. Mẹ bầu dễ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh cảm lạnh, cúm và ho. Bất cứ vấn đề nào nảy sinh trong thời gian mang thai đều gây ra cảm giác lo lắng bất an. Bà bầu ho nhiều có sao không là thắc mắc của rất nhiều mẹ.

Ho nhiều có tác động đến thai nhi?

Nhiều mẹ thắc mắc, không biết khi ho dữ dội có khiến em bé bị ảnh hưởng hay không? Mẹ có thể cảm nhận được rằng những hơn ho làm bụng chuyển động lên xuống. Đôi khi, cơn ho mạnh sẽ khiến bà bầu bị căng cứng bụng. Thực chất, điều này không ảnh hưởng nhiều đến em bé trong bụng mẹ. Nếu cơn ho mạnh và kéo dài không ngăn được, mẹ có thể dùng tay đỡ lấy bụng dưới khi ho.

Trường hợp mẹ bầu ho nhiều, thậm chí ho suốt đêm khiến giấc ngủ chập chờn không ngon làm cho cơ thể mỏi mệt, nếu không điều trị có thể dẫn đến tình trạng bị ho tái đi tái lại, viêm đường hô hấp. Sức khỏe mẹ suy giảm có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi.

Với những trường hợp sau, bà bầu cần đi khám ngay:

  • Ho dai dẳng hoặc ho ra máu
  • Ho khiến cơ thể mệt mỏi kiệt sức
  • Các cơn ho kéo dài không thuyên giảm
  • Ho ra đờm xanh, khó thở hơn bình thường, sốt và thường cảm thấy mệt rã rời.

Bà bầu ho nhiều có sao không?

Bà bầu bị ho: Khi nào cần lo?
Trong một số trường hợp bà bầu bị ho có thể tự khỏi, không cần uống thuốc. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có dấu hiệu ho dai dẳng kèm tức ngực, khó thở cần đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị ngay

Bài thuốc trị ho từ thiên nhiên

Áp dụng các biện pháp tự nhiên để chữa bệnh luôn là ưu tiên hàng đầu của các mẹ bầu. Bà bầu bị ho nhiều có thể áp dụng một số bài thuốc tại nhà.

Các bài thuốc với cây cỏ có thể  làm giảm các cơn đau rát cổ họng, làm dịu cơn ho khan, ho nặng tiếng và nguyên liệu rất dễ tìm. Tuy nhiên, mẹ lưu ý, những bài thuốc này chỉ hiệu quả khi tình trạng ho nhẹ và chưa kéo dài.

Lê chưng đường phèn trị ho khan

Chuẩn bị:

1 trái lê, vài lát gừng, 1 muỗng đường phèn

Cách thực hiện:

Lê rửa sạch để nguyên vỏ thái hạt lựu, gừng đập dập, đường phèn. Tất cả cho vào một cái bát nhỏ hấp cách thủy 30 phút. Chắt lấy nước uống mỗi lần 15ml sẽ giảm ho và đau họng.

Bà bầu ho nhiều có sao không?

Quả lê đã được dùng để trị ho từ rất lâu đời

Mật ong hấp tỏi giảm viêm họng, ngứa cổ

Cách thực hiện:

Đập dập 5 nhánh tỏi, hấp cách thủy với 30ml mật ong. Hấp cách thủy canh khoảng 10 phút thì lấy ra dùng uống mỗi lần 1 thìa. Sauk hi dùng xong mẹ bầu nên bảo quản trong tủ lạnh nhé!

Ô mai mơ làm dịu cổ họng

Theo Đông y, ô mai mơ gừng giúp giảm ho dựa trên nguyên lý cân bằng âm dương. Bà bầu có thể mua hộp ô mai bán sẵn ở siêu thị về nhâm nhi. Gừng có tác dụng làm ấm cổ họng, giảm ngứa rát họng. Quả mơ được biết đến như một loại “siêu trái cây” có tác dụng chữa bệnh đường hô hấp, ngoài ra, quả mơ khô còn cung cấp vitamin C và chất xơ cho mẹ bầu.

Chanh đào trị ho hiệu quả

Chuẩn bị:

1kg chanh đào, 1kg đường phèn, 0,5 lít mật ong, 2 muỗng muối trắng, 1 củ gừng.

Cách làm:

Chanh đào rửa sạch để ráo nước, sau đó cắt lát mỏng xếp vào hũ thủy tinh, cứ một lớp đường một lớp chanh đào. Đập dập củ gừng thả vào, thêm 2 muỗng muối và sau cùng là đổ mật ong ngập đậy kín nắp bình. Chanh đào ngâm khoảng 6 tháng trở ra dùng rất tốt cho các cơn ho, ngứa cổ họng.

Bà bầu ho nhiều có sao không?

Chanh đào ngâm có vị chua pha lẫn mặn và ngọt, có tác dụng làm dịu cổ họng và giảm ho hiệu quả

Ngoài ra, khi bị ho, mẹ bầu cũng nên chăm sóc bản thân bằng những bước sau:

  • Uống nhiều nước: Có thể uống nước lọc hoặc kết hợp nước cam, chanh. Các trái cây họ cam, chanh chứa rất nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Ăn nhiều trái cây và rau quả, duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh
  • Nghỉ ngơi khi bạn cần và chắc chắn rằng bạn có một giấc ngủ ngon
  • Bạn có thể dùng nước muối sinh lý để súc miệng hàng ngày.
  • Để hạn chế bị ho và phòng cúm khi mang thai, bà bầu nên sử dụng khẩu trang y tế ở nơi công cộng tập trung đông người.

Nếu ho dẫn đến tình trạng mất nước, tim đập nhanh hơn bình thường, tức ngực và cơ thể  không còn sức lực. Lúc này bạn cần sự tham vấn của bác sĩ. Có thể dùng Paracetamol, nhưng không được dùng thuốc có thành phần: Ibuprofen hoặc aspirin, trừ trường hợp bác sỹ chuyên khoa kê toa.

Bà bầu ho nhiều có sao không? Thông thường, tình trạng ho, cảm khi mang thai không đáng lo ngại, ngoại trừ việc chúng khiến mẹ bầu cảm thấy bất tiện trong ăn uống và sinh hoạt. Một số trường hợp ho liên quan đến nhiễm trùng có thể được điều trị bằng kháng sinh, tuy nhiên mẹ bầu có thể yên tâm vì có rất nhiều loại kháng sinh an toàn cho thai nhi.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *