Bà bầu thích ăn ngọt con dễ bị cận thị, dị tật! Mẹ biết chưa?

shape

31 Dec

Khanh ElisaDec 31, 2019

Bà bầu thích ăn ngọt con dễ bị cận thị, dị tật! Mẹ biết chưa?

Khi mang thai và thèm ngọt, một số mẹ bầu sẽ biết điều chỉnh ở mức phù hợp nhưng cũng có không ít mẹ “nuông chiều” bản thân ăn cho “đã miệng”. Mới đây các nghiên cứu cho thấy bà bầu ăn nhiều đồ ngọt dễ sinh con bị cận thị và gây ra hàng loạt các vấn đề sức khỏe khác.

Bà bầu thích ăn ngọt sinh con dễ bị cận thị

Các nghiên cứu đồng loạt cảnh báo nguy cơ mẹ bầu ăn quá nhiều đồ ngọt dễ sinh con bị cận thị, thị lực kém hoặc mắc phải các vấn đề khác về mắt. Lý giải cho điều này, các chuyên gia cho rằng nếu lượng đường dung nạp vào cơ thể quá nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng tích đường trong cơ thể.

Trong khi đó quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng lại cần một lượng lớn vitamin. Nếu như đường càng nhiều thì vitamin trong cơ thể bị tiêu hao càng nhiều. Từ đó làm cho các cơ quan khác không được cung cấp đủ vitamin.

Bà bầu thích ăn ngọt con dễ bị cận thị, dị tật! Mẹ biết chưa?

Thích ăn ngọt là khẩu vị phổ biến của nhiều mẹ bầu

Trong số các cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất phải kể đến mắt. Các tế bào mắt rất cần các vitamin để phát triển. Do vậy, nếu thai phụ ăn quá nhiều đồ ngọt làm tăng lượng đường trong cơ thể.

Nó không chỉ tổn hại đến sức khỏe của chính mẹ mà còn ảnh hưởng đến thị lực và cản trở sự phát triển của thai nhi.

Những tác hại khác khi bà bầu ăn nhiều đồ ngọt

Không chỉ là ảnh hưởng đến đôi mắt của bé, bà bầu thích ăn ngọt còn dẫn đến hàng loạt các vấn đề sức khỏe khác cho người mẹ và thai nhi. Cụ thể như:

  • Dễ gây sảy thai: Mẹ bầu ăn quá nhiều đồ ngọt có thể làm tăng nguy cơ bị đa ối, sinh non, sẩy thai và biến chứng thai kỳ sản giật, tiền sản giật, băng huyết, sinh khó, hôn mê, nhiễm trùng thận…
  • Tiểu đường thai kỳ: Thực phẩm quá nhiều đường còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người mẹ và là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ.
  • Thai nhi phát triển chậm, dễ dị tật: Các thực phẩm ngọt thường có hàm lượng đường fructose rất cao. Lượng đường này khi đi vào cơ thể với lượng lớn sẽ gây áp lực cho các tế bào gan. Nó gây ức chế làm sản sinh các chất triglyceride và làm tăng nồng độ axit uric.
  • Dễ mắc các bệnh nguy hiểm: Khi dung nạp nhiều đường, cơ thể phải tiêu hao một lượng lớn vitamin. Khi đó mẹ bầu không thể đáp ứng đủ dưỡng chất gây rối loạn tăng trưởng làm thai nhi không phát triển bình thường. Nó kéo theo các bệnh về suy hô hấp, hạ đường huyết, tuột canxi…

    Bà bầu thích ăn ngọt con dễ bị cận thị, dị tật! Mẹ biết chưa?

    Thai phụ nên tránh ăn nhiều đồ ngọt để đảm bảo sức khỏe thai nhi

Chế độ dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của cả mẹ lẫn con?

Để bảo vệ thai kỳ khỏe mạnh, các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên tránh các thực phẩm nhiều đường. Trong bữa ăn hằng ngày nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi và hạn chế ăn các món từ nội tạng động vật.

Đặc biệt để con sinh ra có đôi mắt đẹp, khỏe, mẹ bầu nên tập trung cải thiện dinh dưỡng bằng cách bổ sung các nguồn thực phẩm dưới đây nhé.

 Bổ sung các vitamin A, B, E

Vitamin, nhất là các loại vitamin A, B, E là những dưỡng chất rất cần thiết để bảo vệ đôi mắt sáng, khỏe. Nếu người mẹ thiếu vitamin A trong thai kỳ thì nguy cơ con sinh ra bị dị tật rất cao.

Các mẹ bầu chỉ cần chăm ăn các loại thực phẩm giàu viatmin A, B, E như rau xanh thẫm, cà rốt, khoai lang, thịt bò, hạt đều, óc chó,… Nếu mẹ ăn nhiều các nguồn thực phẩm này thì bất chấp di truyền, con cũng sẽ có đôi mắt sáng đẹp.

Bà bầu thích ăn ngọt con dễ bị cận thị, dị tật! Mẹ biết chưa?

Chế độ dinh dưỡng cân bằng giúp cả mẹ và bé đều khỏe mạnh

Mẹ nên ăn nhiều cá

Cá chứa giàu DHA, đây là chất dinh dưỡng rất có lợi cho sự phát triển thị lực của bé. Mỗi tuần mẹ bầu nên ăn ít nhất 2 lần cá sẽ rất có lợi cho đôi mắt của thai nhi.

Tuy nhiên, việc lựa chọn cá nào cũng không kém phần quan trọng. Các chuyên gia khuyên mẹ không nên mua cá đóng hộp. Hãy chọn mua cá tươi, cá giàu Omega-3 để tự chế biến nhằm đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi.

Bổ sung đủ kẽm

Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng phụ nữ mang thai bị thiếu kẽm có nguy cơ rất cao gây dị tật mắt cho thai nhi. Nó làm con sinh ra bị tật nhược thị hoặc thị lực yếu. Kẽm là nguyên tố vi lượng rất cần thiết trong việc hỗ trợ phát triển nhãn cầu và tăng cường thị lực cho thai nhi.

Do đó, trong giai đoạn mang thai, người mẹ cần bổ sung đủ kẽm để phòng chống các bệnh về mắt cho con. Các nguồn thực phẩm lý tưởng cho mẹ bầu bổ sung kẽm bao gồm: thịt bò, thịt lợn, tôm, nấm, rau chân vịt, súp lơ xanh, cải xoăn, yến mạch, gạo lức, hạt quinoa, bánh mì…

Bà bầu thích ăn ngọt con dễ bị cận thị, dị tật! Mẹ biết chưa?

I-ốt: Khoáng chất thiết yếu cho mẹ bầu và thai nhi
1000 ngày vàng phát triển đầu đời của bé, tính từ khi mẹ mang thai cho đế khi bé 2 tuổi, cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học. Trong tòa tháp dinh dưỡng này, i-ốt là một khoáng chất cực kỳ quan trọng. Mẹ bầu đã bổ sung đúng cách chưa?

Bổ sung canxi 

Những mẹ bầu bị thiếu canxi khi mang thai có tỷ lệ con sinh ra bị cận thị cao gấp 3 lần so với những mẹ bổ sung đủ canxi. Vì thế, trong giai đoạn bầu bì, mẹ nhớ bổ sung đủ canxi nhằm bảo vệ khung xương và phát triển thị lực cho con.

Các nguồn thực phẩm giàu canxi tốt cho mẹ bầu như: cua, tôm đồng, cải chíp, chuối, hạt dẻ, sữa chua, sữa bò, súp lơ, cá chạch, đậu phụ, cam, rong biển, táo đỏ, mộc nhĩ đen, hạt vừng…

Bà bầu thích ăn ngọt dễ sinh con cận thị là hoàn toàn có căn cứ. Mặc dù đây cũng là một trong những chất cần bổ sung trong thai kỳ. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé. Do vậy, mẹ cần biết cân bằng các chất dinh dưỡng một cách hợp lý để có một thai kỳ khỏe mạnh nhất nhé!

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *