Bạn có biết về thai trứng?

shape

30 Nov

Khanh ElisaNov 30, 2019

Bạn có biết về thai trứng?

>>> Bổ sung dinh dưỡng khi mang thai

>>> Cảnh giác khi bị chảy máu bất thường trong thai kỳ

Thai trứng là gì?

Thai trứng là hiện tượng phát triển bất thường lớp tế bào nuôi có trong gai nhau, biến thành nhiều túi nhỏ giống như chùm nho chứa đầy nước, các túi này không thông với nhau mà chỉ nối với nhau bằng những sợi nhỏ, lấn át bào thai.

Thông thường, sau khi tinh trùng kết hợp với noãn sẽ trở thành trứng thụ tinh, phát triển thành thai nhi và các phần phụ như: nhau thai và túi ối. Tuy nhiên trong một số trường hợp, tế bào nuôi phát triển quá nhanh, tổ chức liên kết và các mao mạch của mạch máu rốn ở gai nhau không phát triển kịp.

Gai nhau bị thoái hóa, phù nề tạo thành các túi chứa dịch dính vào nhau giống như chùm nho và chiếm phần lớn buồng tử cung. Hiện tượng này được gọi là thai trứng. Có hai loại là thai trứng toàn phần và thai trứng không toàn phần. Thai trứng không phải là thai nhi, vì vậy bạn không thể sinh ra được.

Trong trường hợp thai trứng không toàn phần sẽ có một phần cầu gai phát triển bình thường, có thể có thai và mang ối. Nhưng thai nhi trong thai trứng bán phần thường gặp tình trạng phát triển bất thường như suy dinh dưỡng hoặc dị dạng.

Bạn có biết về thai trứng?

Rong huyết, ốm nghén dữ dội là những triệu chứng thường gặp của thai trứng

Nguyên nhân

Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định nguyên nhân chính xác dẫn đến thai trứng. Tuy nhiên có những yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh này như: thiếu dinh dưỡng trước và trong khi mang thai, chủ yếu là thiếu đạm, thiếu vitamin A hoặc thai phụ lớn tuổi. Nghiên cứu cho thấy rằng, những thai phụ trên 35 tuổi có nguy cơ bị thai trứng gấp 2 lần người bình thường và khi thai phụ 45 tuổi thì con số này là 7,5 lần.

>>> Xem thêm: Dùng vitamin A đúng liều lượng trong thai kỳ

Dấu hiệu nhận biết

Người bị thai trứng lúc đầu sẽ vẫn có những triệu chứng mang thai bình thường. Tuy nhiên, tình trạng ốm nghén sẽ dữ dội hơn rất nhiều, thai phụ sẽ gầy gò xanh xao do thiếu máu nặng, huyết áp cao, tay chân run rẩy. Khoảng một nửa bệnh nhân có tử cung to ra nhanh so với tuổi thai, số còn lại có tử cung phát triển bình thường hoặc bé do thai trứng thoái triển. Ở tuần thứ 20, các trường hợp thai trứng sẽ không có tim thai và sờ nắn bên ngoài sẽ không thấy các phần thai.

Cách phòng ngừa

Theo thống kê, hơn 80% các trường hợp thai trứng được xử lý đều có diễn biến tốt. Tuy nhiên cũng có không ít các trường hợp gây nên những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong. Có khoảng 15% thai trứng lành tính biến chứng thành u ác tính và di căn đi các bộ phận khác của cơ thể.

Thai trứng chủ yếu là do yếu tố bất thường của việc rụng trứng và thường xảy ra khi phụ nữ lớn tuổi hơn. Vì vậy, nếu có thể, bạn không nên sinh con quá trễ. Ngoài ra, yếu tố dinh dưỡng của người phụ nữ cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phòng ngừa thai trứng. Bạn nên chú trọng bổ sung sắt và axit folic cho cơ thể ngay cả khi bạn chưa mang thai. Vì mỗi tháng bạn đều mất một lượng máu cho chu kỳ kinh nguyệt nên nếu không bù đắp lại lượng máu này, bạn sẽ có nguy cơ bị thiếu máu nhẹ và thiếu axit folic.

Khi mang thai, bạn nên thực hiện đầy đủ các kiểm tra sức khỏe. Các bác sĩ sản phụ khoa sẽ kiểm tra và tư vấn kỹ chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai và sẽ khám thai sớm nhằm phát hiện thai trứng. Bạn nên biết rằng thói quen “sợ siêu âm” sớm trong thai kỳ sẽ làm cho việc phát hiện bệnh chậm trễ, gây hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *