Bạn đã biết cách bảo quản sữa mẹ "chuẩn không cần chỉnh"?
Bảo quản sữa mẹ là công việc rất quan trọng đối với nhiều sản phụ sau khi sinh. Nó không chỉ giúp mẹ chủ động nguồn sữa cung cấp cho con mà còn tiết kiệm thời gian chăm sóc và cho bé bú. Tuy nhiên nếu bảo quản không đúng cách, mẹ có thể vô tình làm dòng sữa mẹ quý giá bị mất dinh dưỡng thậm chí bị hỏng làm ảnh hưởng tiêu hóa bé.
Vậy đâu là cách bảo quản sữa mẹ chuẩn không cần chỉnh mà chị em cần áp dụng?
Sữa mẹ có thể bảo quản được tối đa trong bao lâu?
Theo các chuyên gia, thời gian bảo quản sữa mẹ sẽ tùy thuộc vào nhiệt độ bảo quản:
- Phòng trên 26 độ C: 1 tiếng
- Phòng máy lạnh, nhiệt độ dưới 26 độ C: 6 tiếng
- Ngăn mát tủ lạnh: 48 tiếng
- Ngăn đá tủ lạnh nhỏ (tủ lạnh một cửa): 2 tuần
- Ngăn đá tủ lạnh hai cửa (ngăn đá có cửa riêng): 4 tháng
- Tủ đông lạnh chuyên dụng: 6 tháng
Tuy nhiên các bác sĩ cũng khuyên rằng, việc bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ trong phòng máy lạnh không nên kéo dài quá 4 giờ; trời nóng là dưới 1 giờ. Nguyên nhân là vì sữa mẹ khác nhau từ người mẹ này với người mẹ khác. Nhiệt độ phòng cũng khác nhau tùy lúc vắt sữa nên việc xác định thời gian bảo quản cũng phải linh hoạt.
Sữa mẹ có thể bảo quản tối đa đến tận 6 tháng khi trữ đông
Dụng cụ bảo quản sữa
Để bắt đầu trữ sữa, mẹ cần chuẩn bị những dụng cụ sau:
- Bình, ly trữ sữa bằng thuỷ tinh hoặc nhựa không chứa BPA, có thể rửa sạch và dùng lại nhiều lần.
- Túi trữ sữa: loại một lớp dây kéo, mỏng, dễ bị rách có giá thành rẻ. Mẹ nên chọn loại hai lớp dây kéo, dày, giá thành đắt, chất lượng tốt hơn.
- Bút để ghi ngày, tháng, năm hút sữa lên bịch.
Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh
Nếu bạn không có dự định cho bé dùng sữa ngay sau khi vắt, bạn nên dự trữ sữa mẹ trong tủ lạnh càng sớm càng tốt. Nếu để trong ngăn mát tủ lạnh, sữa mẹ có thể giữ được trong 24 giờ.
Dự trữ sữa mẹ trong ngăn đá: Khi vắt sữa mẹ ra, nên đựng ngay trong dụng cụ sạch, cho vào ngăn đá tủ lạnh càng sớm càng tốt. Mẹ nhớ không nên bảo quản sữa mẹ ở cánh cửa ngăn đá vì nhiệt độ ở đó thường không chính xác.
Khi muốn rã đông, nên chuyển sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát khoảng ½-1 ngày trước khi mang sữa ra bên ngoài ủ ấm rồi dùng cho trẻ. Tuy nhiên không nên bảo quản sữa mẹ quá lâu mà nên cho bé bú sớm nhất có thể.
Sữa mẹ cần được bọc kín trong túi nhựa hoặc chai đựng sạch khi bảo quản
Sữa mẹ bảo quản trong tủ lạnh thường có lớp váng nổi trên bề mặt nhưng bên dưới sữa nhìn trong như nước. Để sử dụng bạn nên lắc đều bình sữa, hấp cách thủy rồi chờ sữa ấm là cho bé ăn được.
Nếu sữa mẹ được bảo quản ở nhiệt độ trong phòng, trước khi cho bé bú, bạn có thể ngâm bình sữa vào một bát nước ấm (không cần hấp cách thủy).
Nếu sữa trong bình (túi) sau khi rã đông có màu trắng đục như đám mây thì có khả năng sữa đã bị rò. Mẹ không nên cho bé ăn sữa này vì nó không đảm bảo chất lượng.
Cách bảo quản sữa mẹ hút ra dùng trong ngày
Sau khi hút, các mẹ cho sữa vào bình rồi để vào ngăn mát tủ lạnh. Tùy theo bé uống bao nhiêu ml/lần, mẹ sẽ để lượng vừa đủ. Bạn nên để khoảng 6 bình sữa, mỗi bình 150 ml. Phần sữa không hết nên cho bé bú lại trong vòng 1-2 tiếng.
Sữa để trong ngăn mát, cứ đến giờ bú, mẹ cho vào máy hâm hoặc ngâm nước ấm 40 độ C. Tuyệt đối không dùng nước nóng quá hoặc nước sôi, vì sẽ làm mất dinh dưỡng của sữa. Sữa để tủ lạnh khi lấy ra sẽ có một lớp chất béo màu trắng đục đóng phía trên. Sau khi hâm ấm, mẹ nhớ lắc nhẹ để lớp béo hoà tan hoàn toàn.
Một số lưu ý kèm theo khi bảo quản và sử dụng sữa mẹ đã bảo quản
Khi cho bé uống sữa mẹ bảo quản, chị em cần lưu ý những vấn đề sau:
- Sữa đã rã đông, nếu bé bú không hết, phải bỏ đi, không được dùng hay trữ lại.
- Không pha sữa đông thừa với sữa mới vắt.
- Không lắc bình sữa rã đông và tránh rã đông nhanh trong nước sôi. Khi lắc mạnh hay thay đổi nhiệt độ đột ngột, sữa mẹ sẽ mất tính năng tự nhiên của một số phân tử protein bảo vệ (kháng thể).
Sữa mẹ khi bảo quản nên được ghi rõ thời gian để dễ xác định hạn dùng
Các kháng thể Lactoferrin, Lysozyne… trong sữa mẹ chỉ phát huy được chức năng chống viêm nhiễm, chống sưng tấy trong niêm mạc ruột khi ở đúng cấu trúc phân tử ban đầu. Một vài cấu trúc vẫn giữ nguyên khi bị tác động. Số khác có thể bị gãy thành các amino axit vẫn có lợi ích dinh dưỡng nhưng mất vai trò bảo vệ.
Trường hợp mất điện lâu, các mẹ cần mua hoặc mượn thùng giữ lạnh, đồng thời, mua thêm đá cây để giữ cho sữa đông không bị tan chảy. Khi có điện, mẹ lại chuyển sữa trở vào ngăn đá.
Nhiều mẹ thấy rằng, sữa được bảo quản trong tủ lạnh ở ngăn mát hay ngăn lạnh thường có mùi tanh, mùi mỡ hay thậm chí là mùi xà phòng. Mùi lạ khiến nhiều mẹ cảm thấy sữa trữ có vấn đề và đổ đi ngay. Tuy nhiên, đó không phải là vấn đề mà các mẹ phải lo lắng.
Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn với 7 bí quyết vàng, mẹ đã biết chưa?
Ai cũng biết nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn ở 6 tháng đầu rất tốt cho bé. Tuy nhiên rất nhiều sản phụ rất lo lắng nguồn sữa của mình có đủ cho con bú trong thời gian đó hay không.
Thật ra, đó là do tác động của các enzim lipase bẻ gãy các chất béo có trong thành phần sữa mẹ khi được bảo quản trong môi trường nhiệt độ thấp. Mẹ vẫn có thể cho bé ăn bình thường. Tuy nhiên vì mùi lạ mà bé có thể không ăn. Khi đó mẹ có thể hâm nóng sữa đến 72 độ C rồi sau đó đổ vào túi trữ sữa hay bình trữ sữa và cho vào ngăn mát tủ lạnh. Đó là cách bảo quản sữa mẹ không bị mùi lạ làm bé bỏ bú.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.