Bảo vệ sức khỏe khi mang thai - phần 2

shape

30 Sep

Cha Mẹ TốtSep 30, 2019

Bảo vệ sức khỏe khi mang thai - phần 2

Khi có những dấu hiệu lạ trong cơ thể nên kịp thời đến bác sĩ để được tư vấn và chữa trị. Nếu bạn quá căng thẳng có thể gây sảy thai, sinh non, thai chậm tăng trưởng.

Trong quá trình mang thai, cơ thể bạn sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe. Một chế độ chăm sóc tốt sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cho bạn và thai nhi. Dưới đây là một số bệnh dễ mắc cần chú ý trong thời kỳ này

4.     Các bệnh về da ở phụ nữ mang thai
Do thay đổi hormone và thiếu hụt nội tiết tố nên phụ nữ mang thai hay mắc các bệnh về da như nám, tàn nhang, ngứa, nấm da… Để bảo vệ sức khỏe bạn không nên tùy ý sử dụng thuốc hay khắc phục bằng mỹ phẩm bởi những hiện tượng như nám hay tàn nhang sau khi sinh sẽ tự hết hoặc có thể khắc phục bằng một số nguyên liệu tự nhiên. Còn ngứa hay rạn da, tốt nhất nên hỏi ý kiến của bác sĩ để điều trị đúng cách.

Ngoài ra, bạn nên thiết lập chế độ dinh dưỡng an toàn, đầy đủ  các nhóm chất cần thiết. Đặc biệt bạn nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày để các loại nấm, vi khuẩn không có cơ hội gây bệnh…

Bảo vệ sức khỏe khi mang thai - phần 2

Chú ý đến cơ thể hàng ngày để phòng tránh các bệnh khi đang trong thai kỳ.

5.    Tăng huyết áp khi mang thai
Huyết áp có thể thay đổi trong ngày, nhất là khi có biến đổi về thời tiết. Tăng huyết áp là bệnh thường gặp và cũng là nguyên nhân chính gây ra các biến chứng thậm chí gây tử vong cho mẹ và thai nhi.
Nếu tăng huyết áp nặng kèm với phù và có protein trong nước tiểu khi đó bạn đã bị hội chứng tiền sản giật, biến chứng nguy hiểm nhất của tăng huyết áp và rất nguy hiểm cho thai phụ. Cơn co giật có thể diễn ra một lần hay nhiều lần gây nguy hiểm cho mẹ và con.

Phòng tránh: Bạn nên nghỉ ngơi nhiều, nằm nghiêng về bên trái là tư thế ngủ có lợi nhất. Tuân thủ một chế độ vận động, luyện tập đều đặn hàng ngày. Hạn chế dùng muối và các món ăn mặn. Tuyệt đối không sử dụng rượu hay các chất kích thích. Nếu đã mắc chứng cao huyết áp trước khi mang thai, cần thông báo cho bác sĩ biết tiền sử bệnh, các loại thuốc đã dùng để bác sĩ điều chỉnh liều lượng và kê đơn phù hợp mà không gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Ngoài ra, trong thời gian mang thai bạn có thể mắc các bệnh như sốt xuất huyết, rubella, chuột rút, nghén, đau lưng,…  Khi có những dấu hiệu lạ trong cơ thể nên kịp thời đến bác sĩ để được tư vấn và chữa trị.  Trong thời gian mang thai, bạn cũng nên hạn chế làm những công việc nặng hoặc tạo ra những căng thẳng không cần thiết. Khi bạn quá căng thẳng có thể gây sảy thai, sinh non, thai chậm tăng trưởng.

Phan Anh

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *