Bầu 5 tháng, ăn sao mới tốt?

shape

31 Dec

Julia PhạmDec 31, 2019

Bầu 5 tháng, ăn sao mới tốt?

Cùng với sự phát triển của thai nhi, cân nặng của mẹ bầu trong tháng thứ 5 này cũng có một sự thay đổi đáng kể. Đừng lo bầu nhé! Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy bé cưng vẫn đang phát triển rất tốt trong bụng mẹ. Tiếp tục một chế độ dinh dưỡng đa dạng từ nhiều nguồn, và đặc biệt lưu ý những điều sau để đảm bảo cho sức khỏe mẹ và bé.

Bầu 5 tháng, ăn sao mới tốt?

Để đảm bảo cho sự tăng trưởng của thai nhi, bà bầu tháng thứ 5 nên bổ sung dinh dưỡng từ nhiều nguồn

1/ Tăng cường bổ sung canxi

Trong tháng thứ 5 của thai kỳ, để hỗ trợ cho quá trình phát triển xương và răng của trẻ, mẹ bầu cần tăng cường bổ sung thêm những thực phẩm giàu canxi trong thực đơn của mình. Thay vì hấp thu lượng calo từ những thực phẩm nhiều đường, chất béo và carbohydrate, bầu nên ưu tiên lượng calo đến từ những thực phẩm giàu protein, canxi và ngũ cốc.

Ngoài ra, bầu cũng nên tăng cường bổ sung vitamin D cho cơ thể. Không chỉ cần thiết cho quá trình hấp thụ canxi, vitamin D còn là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và cân nặng khi sinh của các nhóc.

2/ Uống thêm nhiều nước

Táo bón, nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu là những vấn đề nghiêm trọng có thể xuất hiện trong tháng thứ 5 này. Vì vậy, không chỉ là nước lọc, bà bầu tháng thứ 5 nên tích cực bổ sung thêm nhiều chất lỏng cho cơ thể. Cố gắng uống ít nhất 2 ly sữa và từ 6-8 ly nước mỗi ngày để giữ cho hoạt động của các cơ quan trong cơ thể diễn ra một cách nhịp nhàng.

Thỉnh thoảng, nếu cảm thấy hơi “ngán” nước lọc, bầu có thể thay đổi bằng các loại nước trái cây, nước mía hoặc nước dừa. Tuy nhiên, những loại thức uống này chỉ nên sử dụng vừa phải, và không thể nào “chiếm ngôi” của nước lọc được đâu, bầu nhé!

Bầu 5 tháng, ăn sao mới tốt?

Mang thai tháng thứ 5: Nửa chặng đường rồi đấy!
Chúc mừng nhé, bà mẹ tương lai. Bạn đã đi được nửa chặng đường rồi! Mang thai tháng thứ 5 tuy không phải "vật vã" với tình trạng ốm nghén như 3 tháng đầu nhưng bạn vẫn chưa được thảnh thơi đâu. Những cơn đau tức ở vùng bụng dưới hoặc chứng phù chân đôi khi vẫn "hành hạ" bạn đấy!

3/ Những thực phẩm cần tránh

Bên cạnh việc tăng cường những nhóm thực phẩm có lợi, bầu nên hạn chế việc tiêu thụ nhóm thực phẩm gây hại cho sức khỏe sau đây nhé!

– Giảm bớt lượng nước có ga và đồ hộp trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

– Thức ăn nhanh và các loại thực phẩm có nhiều muối như khoai tây chiên, cà muối, dưa chua…

– Thuốc lá, rượu bia hoặc bất cứ loại thức uống nào có chất kích thích. Riêng cà phê, nếu quá them, bầu có thể uống một lượng nhỏ, nhưng nên hạn chế, không vượt quá 200 mg caffeine mỗi ngày.

– Tránh xa thịt sống và các loại thực phẩm tái hoặc không được nấu chín kỹ.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • 8 thực phẩm bà bầu cần ăn để con thông minh
  • Bà bầu bị bệnh mỡ máu có nghiêm trọng không?

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *