Bầu đã biết bổ sung vitamin đúng cách?

shape

31 Dec

Cha Mẹ TốtDec 31, 2019

Bầu đã biết bổ sung vitamin đúng cách?

Bầu đã biết bổ sung vitamin đúng cách?

Nếu không uống đúng cách, việc uống bổ sung vitamin ngược lại sẽ gây hại cho sự phát triển của thai nhi

1/ Khi nào nên uống bổ sung vitamin?

Thông qua lượng thức ăn hàng ngày, mẹ bầu đã cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin và khoáng chất đáng kể. Tuy nhiên, hàm lượng chất dinh dưỡng này khá ít, và dễ dàng mất đi trong quá trình chế biến. Vì vậy, để thai nhi nhận đủ dưỡng chất cần thiết, nhiều mẹ bầu quyết định uống thêm các loại vitamin bổ sung.

Thậm chí, theo lời khuyên của nhiều chuyên gia dinh dưỡng, trước khi mang thai 3 tháng là thời điểm tốt nhất để uống bổ sung vitamin. Mất 3 tháng để một nàng trứng trưởng thành, và bổ sung vitamin trong khoảng thời gian này sẽ cung cấp cho trứng sự khởi đầu tốt nhất. Bên cạnh đó, khuyết tật ống thần kinh thường xảy ra ở giai đoạn rất sớm của thai kỳ, trong khoảng 4-6 tuần tính từ ngày trứng được thụ tinh thành công. Vì vậy, nếu đợi đến khi biết mình mang thai, mẹ đã vô tình bỏ qua giai đoạn quan trọng.

2/ Những dưỡng chất đặc biệt quan trọng khi mang thai

Theo các nghiên cứu, ba dưỡng chất quan trọng bầu không thể lơ là trong quá trình mang thai của mình là sắt, axit folic và canxi. Trong khi axit folic giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh của thai nhi, sắt là nhân tố quan trọng trong quá trình vận chuyển oxy từ mẹ đến bé, và canxi cần thiết cho quá trình hình thành hệ xương và răng của bé.

Với những mẹ bầu ăn chay trường, ngoài việc bổ sung ba loại chất quan trọng trên, bầu nên uống bổ sung thêm vitamin B12, kẽm và axit béo. Bởi chế độ dinh dưỡng của người ăn chay trường thường rất khó để hấp thụ đủ nhu cầu về các loại chất này.

Bầu đã biết bổ sung vitamin đúng cách?

Bổ sung sắt và canxi: Sai một li, đi một dặm
Axit folic, canxi và sắt là ba dưỡng chất không thể thiếu để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu trong 3 tháng đầu, axit folic đóng vai trò chủ đạo trong thực đơn dinh dưỡng của mẹ bầu thì ở giai đoạn giữa và cuối của thai kỳ, sắt và canxi cũng không chịu "lép vế"

3/ Chọn thuốc như thế nào?

Mỗi loại thuốc khác nhau sẽ có công thức cũng như thành phần khác nhau. Vì vậy, bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung vitamin để được tư vấn loại thuốc có thành phần phù hợp với nhu cầu của mình. Đặc biệt, với những mẹ bầu có tiền sử bệnh, tuyệt đối không tự ý uống thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Ngoài ra, với những loại thuốc thảo mộc hoặc thuốc không cần kê đơn, bạn nên lấy mẫu thuốc và nhờ kiểm tra trước khi uống để tránh tình trạng thừa chất. Vì một số loại thuốc được làm từ thảo mộc có thể tăng cường quá nhiều một loại dưỡng chất nào đó, và có thể gây hại cho thai nhi.

Bầu đã biết bổ sung vitamin đúng cách?

Hệ quả khi bổ sung thừa vitamin khi mang thai
Bổ sung viatmin là điều kiện tiên quyết giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý liều lượng khi bổ sung vitamin. Thừa hoặc thiếu vitamin đều có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.

4/ Lưu ý khi uống bổ sung vitamin

– Kiểm tra thông tin trên bao bì và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để hấp thu được các dưỡng chất tốt nhất. Bên cạnh đó, việc kiểm tra thông tin cũng giúp mẹ bầu tránh tình trạng uống thuốc quá liều rất nguy hiểm.

– Kiểm tra độ tan của thuốc: Một số loại thuốc rất khó tan trong dạ dày, và cũng vì vậy khiến cơ thể khó hấp thu hơn.

– Ưu tiên những loại dễ uống: Những viên thuốc tổng hợp có sẵn canxi thường rất lớn. Vì vậy, nếu cảm thấy không thể “nuốt trôi”, bầu có thể uống vitamin riêng và sau đó uống bổ sung thêm canxi.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Bổ sung vitamin và sắt acid folic cho bà bầu
  • Uống ít sữa bầu, bổ sung dinh dưỡng bằng ăn uống có đủ cho mẹ bầu?

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *