Bầu đã biết mối nguy hại từ bệnh Lyme?
Rất ít người biết đến căn bệnh này. Bệnh Lyme khởi phát khi mẹ bầu bị bọ chét hay ve cắn rồi bị nhiễm bệnh bởi xoắn khuẩn Borrelia burgdoferi. Tuy nhiên, không phải ai bị bọ chét hay ve cắn đều sẽ mắc Lyme, trừ khi họ bị cắn bởi những con bọ đã nhiễm bệnh sẵn. Càng ngày, số lượng những người mắc bệnh Lyme ngày càng tăng. Bệnh gần như đã “phủ sóng” khắp nơi trên thế giới.
Bệnh được xác định bởi những vết tròn nhỏ trên da
1/ Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh Lyme được lây truyền khi chúng ta bị một loài bọ chét hay ve đặc biệt nào đó cắn. Những con bọ này hầu hết đều sống ký sinh trên động vật như nai, chuột, ngựa, sóc và gấu trúc. Khi những loài động vật này bị nhiễm khuẩn Borrelia burgdoferi, những con bọ hút máu của chúng đều sẽ bị nhiễm khuẩn ngay lập tức và mang trong mình mầm bệnh lây nhiễm.
Bệnh khá phổ biến ở trong các thôn làng, khu vực nông thôn. So với những mẹ sống ở thành phố, những người ở vùng quê có xu hướng dễ mắc bệnh hơn.
2/ Triệu chứng
Có một số triệu chứng liên quan đến Lyme trong khi mang thai, nhưng triệu chứng phổ biến nhất chính là nổi vết tròn đỏ trên da, còn gọi là phát ban mắt bò. Những triệu chứng khác, gồm có:
– Mệt mỏi
– Đau khớp
– Nhức đầu
– Sốt
– Đau cơ
– Bất ổn ở đầu gối
– Viêm khớp
3/ Ảnh hưởng của bệnh đến thai nhi?
Thông thường, trong những trường hợp mẹ nhiễm Lyme, em bé trong bụng có 50% cũng nhiễm căn bệnh này. Nhưng cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bằng chứng thuyết phục về những ảnh hưởng của bệnh Lyme đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, một số trường hợp mắc Lyme trong tam cá nguyệt thứ nhất có thể dẫn đến thai chết lưu. Một số nghiên cứu khác đã có báo cáo về trường hợp trẻ bị tử vong sau khi chào đời. Một số trẻ khác lớn lên cùng với căn bệnh rối loạn tim mạch, suy hô hấp, khuyết tật tâm thần và mù vỏ não.
Với sự hiện đại của y học ngày nay, các bác sĩ đã có thể đưa ra những chỉ định điều trị phù hợp với từng thể trạng bệnh nhân từ rất sớm, ngay khi bị nhiễm bệnh Lyme. Do đó, các mẹ bầu cứ yên tâm điều trị và giữ gìn sức khỏe để thai nhi được khỏe mạnh.
Chất tẩy rửa có thể ảnh hưởng đến thai nhi
Các loại hóa chất tẩy rửa giúp các mẹ tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong việc vệ sinh nhà cửa.Tuy nhiên, sử dụng chất tẩy rửa không đúng cách có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ thai nhi. Mẹ có hay phạm phải những sai lầm dưới đây không?
4/ Các chuẩn đoán về bệnh Lyme trong thai kỳ
Việc chẩn đoán bệnh Lyme thường khá khó khăn do hầu hết các triệu chứng của bệnh tương tự như một số bệnh rối loạn khác. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân lại không hề nhớ hay liên tưởng gì đến việc mình bị cắn vì lúc đó thường ít hay không đau đớn gì. Cách dễ nhất có thể chẩn đoán bệnh là quan sát các vết tròn đỏ lạ lạ trên da. Nếu không tìm thấy các vết đỏ này, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân đi xét nghiệm máu, thường là khoảng 3-4 tuần sau khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh. Vì vi khuẩn gây bệnh thường khó phân tách trong các xét nghiệm thông thường nên các bác sĩ sẽ thực hiện một số kỹ thuật phân tách phức tạp như:
– ELISA: đây có thể là xét nghiệm phổ biến nhất để chẩn đoán Lyme bằng cách đo lường nồng độ kháng thể chống lại vi khuẩn gây bệnh có trong cơ thể.
– Western Blot: là một loại xét nghiệm khác để xác định loại kháng thể chống lại nhóm protein tìm thấy trên vi khuẩn. Xét nghiệm này sẽ được chỉ định thực hiện khi xét nghiệm ELISA chưa thể đưa ra kết quả chắc chắn hay dương tính.
Cái khó ở đây là việc tìm thấy những kháng thể này chưa thể chứng minh được rằng những triệu chứng xảy ra là do vi khuẩn bệnh Lyme gây ra.
5/ Cách điều trị bệnh
Ở giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ cho dùng kháng sinh để trị Lyme. Điều trị càng sớm thì cơ hội chữa khỏi càng cao. Kháng sinh như amoxicillin hay doxycycline sẽ được uống trong khoảng 2-4 tuần theo toa. Những kháng sinh này sẽ hỗ trợ làm lành các vết ban đỏ và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng sau này.
Trong trường hợp bệnh nặng, nhất là khi bệnh đã tấn công đến hệ thần kinh, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm kháng sinh tĩnh mạch. Nếu bệnh gây những triệu chứng viêm khớp, mẹ bầu cũng cần tiêm kháng sinh tĩnh mạch để sức khỏe mau chóng hồi phục. Với những phụ nữ mang thai, bác sĩ có thể cho bạn sử dụng penicillin hay amoxicillin sẽ giúp làm giảm các dấu hiệu bệnh nhanh hơn.
Phụ nữ mang thai có nên chăm sóc vật nuôi?
Bạn có một con vật cưng mà bạn yêu quý như là em bé trong bụng vậy. Tuy nhiên, nhiều người nói với bạn rằng vật cưng có thể gây hại cho phụ nữ mang thai và bạn cần đem cho hoặc bỏ chúng đi. Điều đó có đúng không và bạn nên làm gì trong hoàn cảnh này?
6/ Ngăn ngừa bệnh Lyme khi mang thai
Tốt nhất, để phòng bệnh, mẹ bầu nên tránh xa những chỗ dễ có bọ, ve.
– Mặc đồ dài, sáng màu khi đi lại ở những nơi có cây cối rậm rạp
– Không mặc quần áo thùng thình, nên bỏ áo vào quần và mang tất vào phòng trường hợp mấy con bọ ve chui vào giày
– Không đi gần hay xuyên qua bụi cỏ để tránh bọ ve có cơ hội bám vào quần áo
– Trong sân vườn có cỏ thì hãy cắt tỉa chúng càng ngắn càng tốt
– Xịt chất đuổi côn trùng, bọ ve DEET lên quần áo trước khi đi vào rừng hay nơi rậm rạp. Thuốc chống bọ ve, côn trùng phổ biến là permethrin có chứa DEET được bày bán khá phổ biến ở các tiệm thuốc tây
– Sau mỗi lần đi chơi về, nên thường xuyên kiểm tra cơ thể mình và thú nuôi (nếu có) xem có bọ ve nào “tạm trú trái phép” hay không
– Lúc nào cũng kiểm tra quần áo cẩn thận và giặt sạch chúng sau mỗi chuyến đi chơi, đi công tác về để ngăn chặn bọn ve bọ phá hoại.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.