Bé 2 tuổi: Phát triển ngôn ngữ

shape

29 Feb

Khanh ElisaFeb 29, 2020

Bé 2 tuổi: Phát triển ngôn ngữ

Ở tuổi này, vốn từ của trẻ đang trên đà phát triển nhanh chóng. Bé 2 tuổi biết khoảng 50 đến 75 từ và bắt đầu biết xâu chuỗi lại với nhau thành cụm từ và câu.

Các bé 2 tuổi thường dùng những cấu trúc đơn giản chỉ gồm 2 từ: danh từ và động từ như “Con ngủ”, “Uống sữa”. Qua thời gian, trẻ sẽ bắt đầu thể hiện mình bằng những câu dài hơn. Nếu con bạn thường dùng ít hơn 20 từ, hoặc có biểu hiện chậm hơn bạn bè trong việc phát triển ngôn ngữ, bạn nên đưa trẻ đi kiểm tra thính giác.

Những câu đầu tiên trẻ nói thường ngắn và thường dùng để nhấn mạnh như: “Mẹ giúp con”, “Ba chơi bóng”. Trước tuổi đi học, trẻ có xu hướng lặp lại những từ trẻ thường nghe thấy như “Tạm biệt” hoặc “Hết rồi!!!”, vì vậy bạn nên cẩn thận khi nói chuyện trước mặt bé nhé.

Bé 2 tuổi: Phát triển ngôn ngữ

Nếu được quan tâm phát triển đúng đắn từ những năm đầu đời, khả năng ngôn ngữ của bé 2 tuổi sẽ bộc lộ rõ khi bé đến tuổi đi học

Làm gì để khuyến khích bé 2 tuổi nói câu hoàn chỉnh?
– Nên mở rộng cụm từ trong câu trả lời của bạn dựa trên những từ chính trẻ vừa nói, ví dụ: “Con muốn mẹ giúp con mang vớ phải không?”, “Được rồi, ba sẽ chơi bóng với con nhé”.
– Không nên chỉnh ngữ pháp của trẻ vì vẫn còn quá sớm để chỉ ra lỗi ở thời điểm này, bạn chỉ nên tình cờ lặp lại câu trẻ vừa nói và dùng đúng từ.
– Không nên nhấn mạnh và bắt trẻ lặp lại một câu đầy đủ như: “Con hãy nói: Mẹ giúp con mang vớ”, điều này chỉ khiến bé con thất vọng và phá vỡ sự phát triển bình thường của trẻ.
– Thường xuyên đọc sách cho trẻ nghe bằng cách tương tác, hỏi trẻ những gì trẻ thấy trong sách hoặc đố trẻ những gì sẽ xảy ra tiếp theo để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Cuộc sống của mẹ
Có lẽ bạn không phải là người mẹ đầu tiên cảm thấy sự bề bộn đang tràn ngập trong tổ ấm của mình, thậm chí tăng lên theo thời gian khi bé con lớn dần.

Các bé 2 tuổi không chỉ luôn nằng nặc đòi mua thêm thật nhiều đồ chơi mới mà còn là những đồ chơi đi theo bộ hoặc “phức tạp” hơn như đồ chơi xếp hình lego, xếp hình ro bot, mô hình xe hơi… mà trẻ có thể tháo rời, lắp ghép và tha hồ khám phá.

Bạn nên thử bỏ từng loại đồ chơi vào một hộp đựng riêng, để tiết kiệm có thể tận dụng lại những hộp đựng khăn giấy ướt của bé. Thêm vào đó, bạn thử ra quy định là trẻ chỉ được chơi 1 hoặc 2 loại đồ chơi cùng lúc. Điều này giữ cho trẻ sự hào hứng và lâu chán đồ chơi mới, đồng thời sàn nhà của mẹ cũng sạch sẽ, gọn gàng hơn.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *