Bé 26 tháng tuổi: Những điểm nổi bật về ngôn ngữ

shape

29 Feb

Cha Mẹ TốtFeb 29, 2020

Bé 26 tháng tuổi: Những điểm nổi bật về ngôn ngữ

Làm sao biết bé 2 tuổi chậm nói?
Không phải tất cả các bé ở tuổi này đều bắt đầu giao tiếp rõ ràng nhưng bé đã có thể nói tròn câu. Một vài bé 2 tuổi có thể nói được những câu ngắn với từ ngữ đơn giản đi kèm điệu bộ mà bé đã học hỏi dần từ tháng này sang tháng khác. Cũng có những bé sẽ huyên thuyên luôn miệng suốt ngày, nhưng chỉ có ba mẹ mới có thể hiểu được bé đang nói gì. Cả 2 trường hợp nói trên đều khá bình thường, đơn giản là bé đang bước qua quá trình kiểm soát và phát triển ngôn ngữ mà thôi.

Bên cạnh đó, việc các bé 2 tuổi phát âm sai là khá phổ biến. Bé thường gặp khó khăn với chữ cái được phát âm gần giống nhau. Có thể bé sẽ lắp bắp khi không thể nhớ chính xác từ cần nói. Những trường hợp như thế bé sẽ dần dần khắc phục theo thời gian nên ba mẹ không cần lo lắng.

Tuy nhiên, nếu bé có các dấu hiệu sau, ba mẹ cần chú ý vì cho thấy con bạn bị chậm nói:

  • Hầu như không nói gì cả.
  • Không bắt chước lời nói của người khác.
  • Bỏ qua toàn bộ các phụ âm (ơi thay vì chơi).
  • Không nói được các câu chứa từ 2-4 từ cho đến khi bé tròn 3 tuổi.
  • Không bao giờ đặt câu hỏi (Cái gì vậy ba/mẹ?) hoặc không tỏ vẻ thất vọng khi không được giải thích rõ.

Phạt bé 2 tuổi đúng cách và hiệu quả
Độ tuổi lên 2 là thời điểm mà hình phạt khoanh tay đứng yên một chỗ đã có hiệu quả với bé. Một đứa bé 2 tuổi đã đủ lớn để hiểu rằng làm sai là sẽ phải chịu phạt. Các lưu ý sau đây có thể giúp việc phạt bé phát huy tác dụng tốt nhất:

Cảnh cáo trước khi phạt bé: Để con bạn có cơ hội ngừng lại hành động nghịch ngợm của mình, ví dụ như: “Nếu con tiếp tục làm vậy, mẹ sẽ phạt con đứng khoanh tay một chỗ đấy nhé”.

Chọn địa điểm để phạt bé: Bạn có thể chỉ định một góc đặc biệt nào đó hoặc chỉ cần bảo bé ngồi ngay ngắn tại vị trí của mình. Một số mẹ sẽ dùng một cái khăn tắm và yêu cầu bé ngồi yên trên cái khăn đó trong khi bị phạt.

Bé 26 tháng tuổi: Những điểm nổi bật về ngôn ngữ

Ba mẹ không nên chỉ trích mà nên bình tĩnh giải thích một cách ngắn gọn cho bé hiểu về sai phạm của mình

 

Giữ thái độ đúng khi phạt bé: Ba mẹ cần bình tĩnh và nhìn vào vấn đề thực tế, không nên dùng lời lẽ lý thuyết giáo điều trong khoảng thời gian phạt bé bởi vì điều này cho thấy bạn đang chú ý tới bé và bé sẽ không có khoảng thời gian một mình “hưởng thụ” hình phạt.

Cho bé thấy điều bé làm sai: Bạn cần khiến bé hiểu rằng không phải ba mẹ không thích bé, mà là không thích hành động do bé làm sai.

Kiểm soát thời gian phạt bé: Đối với bé 2 tuổi, chỉ cần phạt từ 30 giây đến một phút được xem là đủ lâu cho bé. Dĩ nhiên, điều này chỉ đúng khi bé thực sự chịu phạt, tức là khoanh tay và ngồi hoặc đứng yên một chỗ, trong khoảng thời gian đề ra.

Không nhắc đi nhắc lại lỗi của bé: Ba mẹ không nên tiếp tục than phiền về những gì bé đã làm sai. Khi thời gian phạt kết thúc, nên để bé tham gia vào một hoạt động vui chơi mới.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *