Bé 27 tháng tuổi: Đọc lại lần nữa

shape

29 Feb

Khanh ElisaFeb 29, 2020

Bé 27 tháng tuổi: Đọc lại lần nữa

Đọc sách cho bé 2 tuổi
Việc đọc đi đọc lại một cuốn sách tạo nên sự thích thú cho bé tuổi mầm non. Trong câu chuyện đó, bé thuộc nằm lòng các nhân vật quen thuộc cũng như cách họ sinh sống. Bên cạnh đó, việc đọc đi đọc lại cũng mang đến những lợi ích về mặt ngôn ngữ và nhận thức cho các bé 2 tuổi. Việc này giúp bé kết nối các từ mà bé nghe được với những bức tranh mà bé thấy. Đây được xem là đặc điểm quan trọng của việc đọc lại và sẽ tạo cho bé 2 tuổi kỹ năng cần thiết trong vài năm sau khi bé bắt đầu tập đọc. Không những thế, việc nghe đi nghe lại các câu chữ còn giúp bé hiểu rõ ngữ pháp. Bé con sẽ tỏ vẻ đầy tự tin khi lật sang trang khác vì bé biết rõ phần tiếp theo của câu chuyện là gì: “A! Con biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo rồi!”.

Bạn nên để bé con của bạn chọn cuốn sách mà bé thích và đọc cho bé nghe. Cho dù cuốn sách đó bạn đã từng đọc qua, cũng đừng nên tỏ thái độ nhàm chán mà hãy thể hiện rằng bạn rất hào hứng khi đọc lại cho bé, dù sao các cuốn sách dành cho tuổi mầm non cũng không quá dài để bạn tỏ vẻ chán nản đâu. Có thể bé sẽ muốn bạn đọc lại cho bé nghe cuốn sách đó vài lần nữa vào mỗi buổi đọc truyện. Ba mẹ nên sưu tầm nhiều loại sách bằng cách thường xuyên ghé thư viện hay nhà sách gần nhà với hy vọng có thể thuyết phục bé chuyển sang đọc sách mới và mở rộng danh mục sách yêu thích của mình.

Bé 27 tháng tuổi: Đọc lại lần nữa

Việc đọc đi đọc lại là một sở thích tốt cho sự phát triển khả năng ngôn ngữ của bé 2 tuổi

Lời khuyên cho mẹ
Một lời khuyên cho bạn giai đoạn này là chỉ nên tập trung vào các vấn đề lớn và bỏ qua các chuyện nhỏ hoặc những vấn đề mà bạn biết rằng mình không thể giành chiến thắng trước bé. Các bé ở tuổi mầm non thường thích đấu tranh để chứng tỏ và vì thế rất dễ bùng nổ các cuộc tranh luận giữa mẹ và bé. Bé 2 tuổi đang trong giai đoạn học hỏi để phát huy sở thích và niềm đam mê của mình, nhưng cũng dễ chán nản và thất vọng. Nếu không cẩn thận, bạn có thể vướng vào những cuộc xung đột diễn ra không ngừng.

Bạn nên xác định rõ những giới hạn và mong muốn của bạn đối với bé, sau đó quyết định xem các nguyên tắc nào mà bạn quan tâm nhiều nhất và không thể thay đổi, chẳng hạn như bé không được đánh nhau và không được ném thức ăn. Đây là những nguyên tắc bạn nên thực hiện một cách nhất quán và cũng yêu cầu các cô bảo mẫu của bé khắt khe với bé như vậy. Còn những nguyên tắc cứng nhắc khác như buộc bé phải ăn bao nhiêu rau vào mỗi bữa, thì nên bỏ qua, dù sao bạn cũng không thể ép bé ăn theo ý mình được.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *