Bé 3 tuổi: Hiểu tâm lý trẻ khi chơi đùa

shape

01 Mar

Martin NguyenMar 01, 2020

Bé 3 tuổi: Hiểu tâm lý trẻ khi chơi đùa

Bé 3 tuổi thể hiện gì qua những trò chơi?
Trẻ mẫu giáo thường biểu hiện những cảm xúc phức tạp khi chơi đùa với những con vật, búp bê, đồ chơi hình khối, xe hơi hoặc các loại đồ chơi khác. Ví dụ, sau khi phải đi khám bệnh về, trẻ có thể sẽ sắp xếp những con gấu bông của mình thành hàng để tiêm thuốc.

Thậm chí khi chứng kiến một vụ tai nạn xe hơi ngoài đời thực hay trên truyền hình, trẻ có thể sẽ tái hiện lại qua việc đập nát các xe tải đồ chơi bằng cách va đập chúng với nhau. Việc đập phá đồ chơi vào với nhau có vẻ như biểu hiện nổi loạn, nhưng bạn không nên can thiệp ngay lúc đó mà cần theo dõi và tìm hiểu rõ nguyên nhân.

Con của bạn có thể đang tiếp thu những trải nghiệm mới và bộc lộ qua việc chơi. Đó là một cách an toàn để trẻ thực hành hay biểu đạt những điều học được. Việc này có thể giúp trẻ thoát ra khỏi tình trạng sợ hãi hoặc làm cho trẻ cảm thấy như thể trẻ đang kiểm soát được tình huống.

Bạn có thể tham gia chơi cùng trẻ và lặp đi lặp lại một tình huống nhiều lần. Nên đưa ra nhận xét để hiểu suy nghĩ của trẻ và khơi gợi cho trẻ đến bước tiếp theo: “Ồ, tại sao những con gấu này phải tiêm thuốc nhiều thế? Chúng bị bệnh à? Con nghĩ bị tiêm nhiều như vậy thì chúng sẽ vui hay buồn?”.

Nếu bé không có biểu hiện nào khác ngoài bạo lực khi chơi, bạn cần kiểm tra lại trẻ đã xem gì trên truyền hình, máy tính hoặc liệu trẻ có từng tiếp xúc với bạo lực trong cuộc sống thực không. Ở độ tuổi này, các tin tức buổi tối, phim hoạt hình hoặc phim ảnh có thể hoàn toàn phát huy ảnh hưởng tuyệt đối với trẻ.

Bé 3 tuổi: Hiểu tâm lý trẻ khi chơi đùa

Quan sát cách bé chơi đùa, bạn sẽ nhận ra phần nào tâm lý và tính cách của con

Cuộc sống của mẹ: Giờ nghỉ trưa của mẹ và con
Tìm được thời điểm lý tưởng để nghỉ trưa có thể trở thành một bài toán khó với bà mẹ của bé 3 tuổi.

Nếu trẻ ngủ thiếp đi, bạn nên đánh thức trẻ sau nửa giờ hoặc lâu hơn một chút. Trẻ có thể cần ngủ trưa, nhưng không có nghĩa là phải ngủ đủ hai giờ mới có giá trị. Có một gợi ý để trẻ luôn cảm thấy thoải mái và chịu ngủ trưa đúng giờ mỗi ngày là chuyển đổi thời gian ngủ trưa của trẻ như trước đây thành thời gian “nghỉ ngơi”.

Nói với trẻ rằng trẻ không nhất thiết phải ngủ, nhưng cần phải nằm nghỉ trên giường và giữ yên lặng với sách hoặc đồ chơi trong một khoảng thời gian. Điều này cho phép bạn nghỉ ngơi một lúc và trẻ nạp lại năng lượng.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *