Bé 3 tuổi rưỡi: Vượt qua nỗi sợ hãi

shape

01 Mar

Martin NguyenMar 01, 2020

Bé 3 tuổi rưỡi: Vượt qua nỗi sợ hãi

Giúp con vượt qua nỗi sợ hãi
Nỗi sợ trước giờ đi ngủ thường xảy ra đối với trẻ ở độ tuổi mẫu giáo. Các bé 3 tuổi rưỡi có thể sợ sệt bất kỳ thứ gì từ những âm thanh lớn đến ý nghĩ sẽ bị ba mẹ bỏ rơi. Khi trẻ trở nên độc lập hơn và có thể rời mắt khỏi bạn, trẻ cũng nhận ra rằng bạn có thể rời xa chúng.

Ba mẹ cần phải tập dần dần để trẻ có thể quen với việc này. Ba mẹ muốn vỗ về bé, nhưng cũng muốn bé tự vượt qua nỗi sợ hãi.

Bé 3 tuổi rưỡi: Vượt qua nỗi sợ hãi

Muốn giúp bé vượt qua nỗi sợ hãi, bạn cần tôn trọng nỗi sợ của bé

Việc vượt qua nỗi sợ hãi hoàn toàn phụ thuộc vào tính cách của trẻ
Một số trẻ có thể được trấn an nếu bạn kiểm tra dưới gầm giường của bé xem có “quái vật” hay những con vật có vòi phun “nộc độc” không.

Nếu cách trên không hiệu quả, thử nói chuyện thẳng thắn về nỗi sợ của bé: “Mẹ biết rằng một căn phòng tối rất đáng sợ. Ngày xưa khi bằng tuổi con bây giờ, mẹ cũng cảm thấy như vậy”. Đề nghị một giải pháp thiết thực như bật đèn ngủ hoặc ở bên cạnh chờ cho đến khi bé bớt sợ và đi vào giấc ngủ.

Một số điều nên tránh khi giúp bé 3 tuổi rưỡi vượt qua nỗi sợ hãi

  • Đừng cố giảm nỗi sợ hãi của con bằng cách thẳng thừng tuyên bố rằng: “Không có điều gì như vậy đâu” hay: “Không có gì đáng phải sợ hãi cả”. Đối với trẻ nhỏ, những con quái vật là có thực, việc của bạn là giúp đối phó, trấn an bản thân bé và chắc chắn rằng bé cảm thấy thoải mái khi tâm sự với bạn.
  • Không đe dọa quái vật sẽ bắt trẻ nếu trẻ không làm theo ý bạn.
  • Đừng quá ép buộc trẻ phải đối mặt với nỗi sợ hãi. Trẻ không được trang bị để sẵn sàng làm điều đó ở độ tuổi này.
  • Đừng nói với một đứa bé 3 tuổi rưỡi rằng: “Con đã lớn rồi không nên sợ hãi nữa” vì điều này không hề làm tan biến nỗi sợ hãi. Nó chỉ tạo thêm áp lực và khiến trẻ cảm thấy khó khăn hơn để tâm sự với bạn.

Làm gì khi bé 3 tuổi rưỡi cáu gắt?
Khi bé 3 tuổi rưỡi trở nên cáu gắt, đừng cho rằng bé đang bị mệt. Đối với trẻ mẫu giáo, cáu gắt thường rơi vào ba nguyên nhân phổ biến sau: đói, bệnh, thất vọng khi không làm được điều gì đó và thấy buồn vì sự kỳ vọng quá cao của bạn.

Giải pháp tốt nhất là không phản ứng gì cả, nên cho trẻ thời gian để hạ hỏa, nếu cần phải hành động hãy ôm và vỗ vào lưng trẻ.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *