Bé 7 tháng tuổi biết làm gì: Đủ thứ trò khiến mẹ bất ngờ rồi đó!

shape

11 Apr

Martin NguyenApr 11, 2020

Bé 7 tháng tuổi biết làm gì: Đủ thứ trò khiến mẹ bất ngờ rồi đó!

Có thể nói 7 tháng tuổi là giai đoạn đáng yêu nhất của bé khi mà mẹ có thể nhìn ngắm bé cưng khám phá thế giới quan xung quanh với biết bao điều lạ lẫm. Con đang lớn rồi đó nhé! Bé đã biết thể hiện sự ngạc nhiên, vui cười, hay khóc lóc giận dỗi… Mẹ sẽ cảm thấy vô cùng thú vị về điều này.

Kỹ năng vận động của bé 7 tháng tuổi

Việc bé 7 tháng tuổi biết làm gì trước hết thể hiện ở kỹ năng vận động. Khi được 7 tháng tuổi bé đã trở nên cứng cáp hơn và có thể thực hiện một số vận động cơ bản. Nghiêng người, lật người, giữ thẳng cổ đã là “chuyện nhỏ” đối với bé, giờ đây bé có thể tập ngồi một mình mà không cần sự giúp đỡ nhưng mẹ vẫn cần ở bên để theo dõi đảm bảo an toàn.

Khả năng di chuyển của bé cũng đang phát triển, theo đó mỗi bé có một cách di chuyển khác nhau, có bé thì bò bằng 2 tay 2 chân, bé thì trườn, bé thì lăn, bé thì ngồi lết…

Cho dù bằng cách nào cũng thấy bé thật sự rất đáng yêu. Một số bé còn có khả năng vịn vào vật gì đó để đứng lên một cách từ từ và chậm rãi. Bé có thể đứng vững khi được bố mẹ giữ nên mẹ dành thời gian luyện tập kỹ năng này để giúp tăng cường cơ bắp chân, đồng thời tập cho bé quen dần với việc đi đứng cho bé nhé.

Nếu trong những tháng trước bé chỉ biết dùng toàn bộ bàn tay để cầm nắm đồ vật thì đến tháng thứ 7 bé có thể dùng linh hoạt các ngón tay. Biết cách phối hợp một cách “điêu luyện” giữa ngón cái và ngón trỏ, biết nhặt các vật nhỏ từ dưới đất. Theo đó, mẹ hãy sắm vài món đồ chơi cho bé như xếp hình, lục lạc để bé phát triển kỹ năng cầm nắm mẹ nhé!

Bé 7 tháng tuổi biết làm gì: Đủ thứ trò khiến mẹ bất ngờ rồi đó!

Top 5 món đồ chơi cho bé giúp kích thích trí não
Đồ chơi cho bé từ 1 tuổi trở lên vừa phải mang lại niềm vui, sự thích thú, vừa phải giúp bé cưng phát triển trí não, kích thích sự sáng tạo. MarryBaby mách mẹ 5 món đồ chơi cho bé đạt đủ 2 tiêu chí vừa chơi vừa học. Mẹ đừng bỏ lỡ nhé!

Bé con đã tiến thêm một bước trong kỹ năng giao tiếp

Bé 7 tháng tuổi biết làm gì? Liệu bé có hiểu và biết cách giao tiếp với người khác? Thực ra ở độ tuổi này bé có thể biết mọi thứ đấy mẹ ạ.

Nếu quan sát mẹ sẽ thấy bé phản ứng lại với thái độ không hài lòng, vẻ mặt căng thẳng khi bạn nói “không”. Đôi khi bé sẽ rụt rè trở lại, mếu máo khóc khi bị mẹ “mắng” vì không đáp ứng nhu cầu của bé. Nhưng cũng có bé lại thể hiện sự “cứng đầu” ngay từ lúc này.

Mặc dù chưa biết nói nhưng khả năng giao tiếp của bé khá tốt bằng cách riêng của mình thông qua một loạt các biểu cảm khuôn mặt như: Cười thật lớn, cười khe khẽ, nhăn mặt cau mày hay khóc cùng với “ngôn ngữ” của cơ thể càng thể hiện rõ hơn những mong muốn của bé.

Khi nghe bố hoặc mẹ gọi tên bé sẽ quay đầu về phía đó và đưa tay đòi bế, biết khóc và lo sợ khi gặp người lạ, biết lắc đầu khi không thích điều gì, vui cười hớn hở khi có đồ chơi mới…

Khả năng học hỏi của bé ra sao?

Mặc dù còn khá nhỏ nhưng bé đã có thể học hỏi rất nhanh những điều đơn giản mà bố mẹ dạy chẳng hạn như vỗ tay, mi gió, làm duyên, cụng đầu… Cũng như bắc chước các ngữ điệu của người lớn.

Trí nhớ của bé cũng phát triển đáng kinh ngạc, theo đó trong các tháng đầu bé sẽ không nhận thấy được món đồ chơi của mình đã bị mẹ giấu. Nhưng đến tháng thứ 7 thì mọi thứ đã khác, bé sẽ bắt đầu tìm kiếm ngó trước ngó sau khi đồ vật đó không còn nữa.

Lúc này bé đã biết thể hiện sự tin tưởng, cảm nhận được cảm xúc ai là người sẽ mang lại sự an toàn và vui vẻ cho mình. Điều này lý giải cho việc hầu hết mọi bé cưng đều không thích rời xa mẹ.

Bé 7 tháng tuổi biết làm gì: Đủ thứ trò khiến mẹ bất ngờ rồi đó!

Làm sao khi bé quá bám mẹ?
Việc bé bám mẹ là hiện tượng bình thường trong quá trình phát triển tâm lý của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi bé quá đeo bám, không thể rời xa mẹ dù trong thời gian rất ngắn thì không còn việc bình thường nữa. Đó cũng là lúc bạn cần phải “cai mẹ” cho bé!

Bé 7 tháng tuổi biết làm gì: Đủ thứ trò khiến mẹ bất ngờ rồi đó!

Bé 7 tháng tuổi biết cách phối hợp một cách “điêu luyện” giữa ngón cái và ngón trỏ

Hành vi ứng xử của bé cũng bắt đầu từ thời điểm này, vì vậy khi không hài lòng về điều gì bé sẽ bắt đầu “phản kháng”. Bạn cần khéo léo vỗ về bằng giọng điệu dịu dàng đồng thời thể hiện cho bé thấy cảm xúc yêu thương của mẹ.

Đây cũng là lúc dạy bé biết về nguyên nhân – kết quả, nếu ngoan ngoãn sẽ được khen ngợi và đáp ứng yêu cầu của bé, ngược lại thì không. Tuy nhiên, mẹ không nên quá cứng nhắc đối với bé vì điều này chỉ mang tính tương đối và cần một khoảng thời gian dài để học hỏi.

Bé 7 tháng tuổi chưa biết ngồi, có phải thiếu canxi?

Ngồi và bò không được các chuyên gia xếp hạng quan trọng trên biểu đồ tăng trưởng của bé vì nó không phải cột mốc chính.

Có thể bé chậm biết ngồi hoặc chậm biết bò thậm chí không trải qua giai đoạn biết bò hầu như không có liên quan đến thể chất và trí tuệ cũng như thiếu canxi. Bạn không cần quá lo lắng. Đơn giản là bé thích “nhảy cóc” qua giai đoạn này, tiến thẳng tới giai đoạn học đi. Thiếu canxi hay không bác sĩ khám mới biết được.

Bé 7 tháng chưa biết trường?

Bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa Vật lý trị liệu để xác định xem bé chưa trườn và chưa ngồi do chậm hay do có bất thường về cơ xương. Nếu bé tiêu hóa chưa tốt thì chưa nên ăn váng sữa mà thay bằng sữa chua làm từ sữa công thức cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi

Lưu ý dành cho mẹ khi chăm sóc bé 7 tháng tuổi

  • Bố và mẹ nên dành nhiều thời gian bên cạnh để chăm sóc cũng như vui chơi cùng bé. Điều này sẽ giúp bé phát triển khả năng học hỏi, các kỹ năng trong cuộc sống đồng thời tăng thêm tình cảm gia đình.
  • 7 tháng tuổi bé đã bắt đầu ăn dặm và ăn thức ăn đặc nhiều hơn so với tháng trước đó. Theo đó, ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức, bạn cần cho bé ăn thêm nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng khác.
  • Sự hiếu động của bé luôn thể hiện mọi lúc mọi nơi vì vậy mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ mọi thứ trong nhà cũng như những ngóc ngách mà bé có thể tìm đến.
  • Chỉ cho bé chơi các đồ vật có kích thước lớn, tránh xa vật tròn, nhỏ có nhiều góc cạnh vì chúng không an toàn với bé.

Mẹ không nên quá lo lắng việc bé 7 tháng tuổi biết làm gì, quan trọng nhất là theo dõi từng bước tiến của con. Không nên so sánh bé với những đứa trẻ khác vì mỗi bé sẽ có tốc độ phát triển riêng, mẹ nhé.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *