Bé 8 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ và đây là câu trả lời dành cho mẹ
Không có câu trả lời chính xác cho việc bé 8 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ nhưng có những nguyên tắc ăn dặm cơ bản mẹ bên biết để bổ sung dinh dưỡng đúng cách cho bé.
Bé 8 tháng tuổi ăn gì?
Sữa mẹ vẫn là thức ăn tốt nhất ở giai đoạn trẻ được 8 tháng. Nếu đã quay trở lại với công việc, mẹ có thể cho bé uống thêm sữa công thức. Trẻ ăn dặm thời điểm này chỉ đóng vai trò như bổ sung dinh dưỡng nhưng với số lượng rất ít.
Với trẻ 8 tháng, sữa mẹ (sữa công thức) vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính
Trẻ 8 tháng tuổi vẫn nên duy trì chế độ ăn cháo bột hoặc xay nhuyễn. Những món ăn dạng này vừa dễ nuốt, vừa cung cấp cho bé đầy đủ vitamin A, vitamin C, chất xơ, carbohydrate, protein và đạm- những nhóm chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh của bé giai đoạn con đang lớn.
Nếu muốn khuyến khisc bé ở độ tuổi này ăn thức ăn đặc, mẹ nên cho bé ăn trước khi cho bú hoặc uống sữa bột. Hoặc là các bữa ăn nên cách nhau một giờ đủ thời gian để cho bé tiêu hóa thức ăn.
Chế độ ăn của bé 8 tháng tuổi
Bé 8 tháng ăn 3 bữa/ngày. Lúc này, bé có thể ăn cùng cả nhà trong mỗi bữa cơm gia đình. Dạ dày của bé vẫn còn rất nhỏ mẹ nên nên cho bé từ một đến 2 thìa với mỗi loại thức ăn, sau đó có thể cho thêm nếu bé ăn hết.
Chế độ ăn dặm thời điểm này cần đảm bảo:
- Bé bú sữa mẹ ít nhất 5 cữ hoặc 770ml – 950ml sữa công thức hoặc kết hợp cả hai.
- Uống 60ml-120ml nước hoặc nước ép trái cây
- Từ 2-3 phần ngũ cốc hoặc các loại hạt (1 phần ăn = 1- 2 muỗng ngũ cốc và hạt khô)
- 2 phần trái cây (1 phần ăn = 2-3 muỗng canh trái cây)
- 2-3 khẩu phần rau (1 phần ăn = 2-3 muỗng canh rau)
- 1-2 khẩu phần chứa protein (1 phần ăn = 1-2 muỗng canh)
Thời gian biểu gợi ý
Tùy vào sức khỏe và sức ăn của từng bé mà mẹ áp dụng thời gian biểu cho phù hợp.
- 07:00 – Thức dậy và cho bú (sữa mẹ/sữa bột)
- 8:15 – Ăn sáng (ăn dặm)
- 9:00 – Ngủ (ít nhất là 1 giờ)
- 10:00 – Cho bú (sữa mẹ/sữa bột)
- 11:00 – Ăn trưa (ăn dặm)
- 12:30 – Cho bú (sữa mẹ/sữa bột)
- 13:00 – Ngủ trưa (ít nhất là 1 giờ)
- 14:00 – Cho bú (sữa mẹ/sữa bột)
- 16:00 – Cho bé chợp mắt một lát nếu muốn (30 – 45 phút)
- 16:30 hoặc 17:00 – Ăn tối (ăn dặm)
- 18:15 – Bắt đầu những thói quen trước khi ngủ (vệ sinh cá nhân, đọc sách, kể chuyện…)
- 19:00 – Cho bé bú (sữa mẹ/sữa bột) và ngủ
Nguyên tắc ăn dặm cần nhớ
Trước khi thêm các thực phẩm mới vào chế độ dinh dưỡng cho bé, mẹ nên lưu ý một số nguyên tắc ăn dặm sau:
- Nên đợi sau 2-3 ngày làm quen với món ăn trước khi đưa ra một món mới
- Mẹ có thể cho bé thử cùng lúc nhiều món ăn, bé sẽ ăn món bé thích
- Để bé dễ dàng chấp nhận món ăn mới, nên chọn lúc bé thật đói hãy dọn món lên bàn và chỉ cho ăn từng chút một trước khi muốn bé ăn đúng với lượng dùng hàng ngày.
- Nếu muốn cho bé ăn bốc, mẹ phải có mặt vì thực phẩm dạng này rất dễ gây nghẹn. Lúc này, mẹ dùng tay nhẹ nhàng cho vào miệng lấy thức ăn ra là được.
3 nguyên tắc an toàn khi chế biến thức ăn dặm cho bé
Không thể trang bị cho mình một nhà bếp vô trùng tuyệt đối hay một dàn máy móc khử trùng chất lượng cao, nhưng với một vài nguyên tắc an toàn vệ sinh thực phẩm sau đây, các món ăn mẹ chế biến cho bé ăn dặm sẽ an toàn và chất lượng hơn rất nhiều
Một số món cháo gợi ý
Bé 8 tháng là lúc mẹ có thể thêm hải sản vào thực đơn cũng như đa dạng các món cháo để đổi khẩu vị hằng ngày.
Cháo cho bé ăn dặm vừa phải ngon miệng lại cần đẹp mắt
Cháo thịt heo bí đao
Nguyên liệu: Bột gạo (cơm xay), 1 miếng bí đao, thịt heo bằm
Thực hiện: Hòa thịt xay nhuyễn với nước cho tan đều. Bí đao xay nhuyễn.
Đun sôi hỗn hợp thịt, cho bí đao vào đun đến khi bí mềm. Tắt bếp, trộn cơm xay vào.
Cháo thịt heo nấm rơm
Nguyên liệu: Bột gạo, nấm rơm, thịt heo xay, dầu ăn
Thực hiện: Nấm rơm nhặt sạch, ngâm sơ với nước muối. Luộc chín, xay nhuyễn.
Cho thịt heo xay vào khuấy đều với nước hoặc cháo bột. Cho nấm rơm vào nấu chín, Tắt bếp, đợi bớt nóng thêm dầu ăn vào, khuấy đều và cho bé thưởng thức.
Cháo cá, cà rốt
Nguyên liệu: Cơm xay, cà rốt, thịt cá phi lê
Thực hiện: Cà rốt gọt vỏ, luộc chín, tán nhuyễn. Cá tươi hấp chín, tán nhuyễn.
Cho cơm xay vào nồi thêm chút nước đun sôi. Trộn cá, cá rốt dầu ăn vào. Tăt bếp, để nguội và cho bé thưởng thức.
8 gợi ý cho thực đơn của bé từ 8-10 tháng tuổi
Khác với giai đoạn mới bắt đầu ăn dặm, các bé từ 8-10 tháng tuổi sẽ có cơ hội tiếp xúc với nhiều loại thực phẩm hơn. Mẹ cũng có nhiều "đất" để thử tài nấu nướng hơn đấy! Cùng điểm qua những món ăn đầy hấp dẫn dưới đây nhé
Vấn đề bé 8 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ cần được quan tâm nhưng không cần đặt nặng theo “chuẩn” nào. Mỗi trẻ mỗi sức ăn, tuổi này rồi mẹ đừng ép bé ăn nhiều cho mập. Điều này sẽ phản tác dụng, bé không những không hấp thụ dinh dưỡng và còn chán ăn.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.