Bé chậm phát triển. Bài 1: Nhận diện tình huống

shape

31 Oct

Cha Mẹ TốtOct 31, 2019

Bé chậm phát triển. Bài 1: Nhận diện tình huống

Bước đầu tiên trong việc phát hiện bé chậm phát triển là so sánh khả năng của bé với những độ tuổi trung bình của các bé bình thường khác. Các cột mốc về tương tác xã hội và kỹ năng ngôn ngữ sau đây sẽ giúp bạn phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo về bệnh tự kỷ và các vấn đề rối loạn phát triển khác của trẻ.

Bé chậm phát triển. Bài 1: Nhận diện tình huống

Phát hiện sớm các dấu hiệu chậm phát triển có thể giúp bé phục hồi sớm nhất.

  • 04 tháng: Dõi theo và phản xạ với các màu sáng, các chuyển động và các vật thể. Quay đầu theo hướng âm thanh. Có dấu hiệu quan tâm khi nhìn các khuôn mặt. Biết cười đáp trả.
  • 07 đến 08 tháng: Biết ngồi mà không cần hỗ trợ. Biết bắt chước các âm thanh. Biết bò trườn. Biết vỗ tay, chỉ tay, vẫy tay. Biết đập hai món đồ vào nhau. Hiểu nghĩa “không được” từ giọng nói của bạn.
  • 12 tháng: Biết sử dụng một số điệu bộ cử chỉ để đạt được mong muốn và thích dùng tay để giao tiếp, chia sẻ và chỉ trỏ. Biết quay về hướng người nói hoặc khi bé được gọi tên. Biết chơi ú òa và các trò chơi xã hội khác. Biết phát âm các từ một âm tiết như “ma”, “ba”, “ga”, “da”.
  • 15 tháng: Biết trao nụ cười, phát âm và động tác cử chỉ với bạn. Dùng tay chỉ trỏ và các cử động khác để bày tỏ sự chú ý đến một thứ gì đó, dùng tiếng nói để đạt được điều mong muốn hoặc thu hút sự chú ý. Có thể nói và hiểu ba hoặc bốn từ như là “mẹ”, “ba”, “bà” hoặc “bái bai”.
  • 18 tháng: Dùng rất nhiều điệu bộ cử chỉ cũng như các từ ngữ để đạt được mong muốn, như chỉ tay hoặc nắm lấy tay bạn và hướng bạn về thứ gì đó. Sử dụng ít nhất bốn phụ âm khác nhau trong tiếng bập bẹ hoặc các từ, thể hiện là bé biết tên của những người thân quen hoặc các bộ phận cơ thể bằng cách trỏ tay hoặc nhìn họ khi được gọi tên, và chơi các trò chơi đóng giả đơn giản (chẳng hạn như cho con búp bê bú).
  • 24 tháng: Tham gia vào các trò chơi đóng giả phức tạp (chẳng hạn như cho búp bê bú rồi cho búp bê ngủ). Sử dụng và hiểu ít nhất 50 từ và có thể xâu chuỗi các từ lại với nhau. Thích được có các bé cùng tuổi ở cạnh và thích thú khi chơi với bé khác và/hoặc chia sẻ đồ chơi với nhau. Biết tìm một vật quen thuộc ngoài tầm mắt khi được hỏi về món đồ đó ở đâu.
  • 36 tháng: Thích chơi đóng giả với nhiều nhân vật khác nhau theo một cốt truyện, thích chơi với những đứa trẻ khác, sử dụng suy nghĩa/hành động với nhau cùng với lời nói để giao tiếp và chơi đùa. Sẽ trả lời các câu hỏi đơn giản “ai”, “làm gì”, “ở đâu” một cách dễ dàng và nói về những chuyện trong quá khứ và tương lai.

Bạn đừng quên một điều quan trọng rằng biểu đồ cột mốc này không thể thay thế cho xét nghiệm sàng lọc do các chuyên gia thực hiện. Thay vào đó, nó chỉ giúp cha mẹ bé biết rằng liệu con mình có thuộc diện chậm phát triển không, và đồng thời dùng nó để giải thích những mối lo lắng đó với bác sĩ.

Linh Lan

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *