Bé chậm phát triển. Bài 2: Ý kiến chuyên gia và những con số

shape

31 Oct

Cha Mẹ TốtOct 31, 2019

Bé chậm phát triển. Bài 2: Ý kiến chuyên gia và những con số

Mặc dù những bác sĩ này hiếm khi tham gia vào việc chẩn đoán hay điều trị chứng chậm phát triển của bé, nhưng điều này là cần thiết để bác sĩ giới thiệu cho bạn đến các chuyên gia phù hợp, cùng phối hợp nghiên cứu và điều trị cho từng trưởng hợp cụ thể của trẻ.

Cần đánh giá đúng tình hình
Mặc dù một số vấn đề chậm phát triển có thể được khắc phục thông qua điều trị, nhưng thường việc đánh giá những vấn đề chậm phát triển này có thể dẫn đến chẩn đoán một trong số các rối loạn phát triển lan tỏa (Pervasive Developmental Disorders), phổ biến nhất trong số đó là bệnh tự kỷ. PDD còn thường được gọi là rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorders) vì chúng được phân loại theo mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng ở trẻ. Ví dụ, trẻ tự kỷ có sự suy giảm đáng kể trong giao tiếp và tương tác xã hội.

Các trẻ này thường có xu hướng có những hành vi lặp đi lặp lại kỳ quặc như đu đưa người, vỗ tay, đi kiễng chân hoặc đập đầu. Có thể so sánh với hội chứng Asperger (tương tự như bệnh tự kỷ nhưng thường ít nghiêm trọng hơn) chẳng hạn. Trẻ bị hội chứng Asperger thường giao tiếp tốt hơn so với những người có bệnh tự kỷ, mặc dù một trong những triệu chứng của Asperger là tập trung vào một nội dung đến mức nói chuyện với người khác cũng chỉ nói về nội dung đấy, bất kể hoàn cảnh xã hội thế nào.

Bé chậm phát triển. Bài 2: Ý kiến chuyên gia và những con số

Trẻ tự kỷ được điều trị càng sớm thì càng dễ hòa nhập vào xã hội

Theo Viện Quốc gia về Sức khỏe Tâm thần (Mỹ), các triệu chứng của PDD có thể được phát hiện ở trẻ em sớm, từ sơ sinh cho tới một năm. Về đánh giá và điều trị, các bác sĩ thường sẽ giới thiệu một nhà tâm lý học hoặc bác sĩ tâm thần cho trẻ nếu nghi ngờ trẻ bị PDD. Việc điều trị có thể giúp làm giảm triệu chứng của PDD (đối với trẻ cũng như gia đình của trẻ), nhưng như thuật ngữ “lan tỏa” đã nói rõ, những rối loạn không thể mất đi khi trẻ lớn lên cũng không thể chữa khỏi.

Những con số biết nói
Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu điều tra, thống kê chính thức về trẻ tự kỷ. Nếu ước lượng theo tỷ lệ của nước Anh thì Việt Nam hiện có 83 triệu dân, sẽ có khoảng trên 160.000 người tự kỷ. Theo kết quả nghiên cứu, đánh giá 76 trẻ độ tuổi 20 tháng đến 7 tuổi từ khoa nhi bệnh viện Châm cứu Trung ương trong năm 2008-2011 cho thấy tỷ lệ trẻ mắc bệnh tự kỷ là 8 bé trai/1 bé gái và trẻ ở thành thị mắc chứng tự kỷ nhiều hơn trẻ ở nông thôn. Tuổi thấp nhất khi nhập viện lần đầu của trẻ là 20 tháng tuổi và tuổi lớn nhất là 68 tháng tuổi; khoảng 12% số trẻ được phát hiện các dấu hiệu của bệnh tự kỷ trước 2 tuổi; 19,74% số trẻ được phát hiện là do cô giáo chứ không phải là bố mẹ hay ông bà; 56,58% trẻ được phát hiện bệnh nhờ dấu hiệu chậm nói (trẻ đã hơn 2 tuổi).

Như vậy có nghĩa là tỷ lệ phát hiện trẻ bị bệnh tự kỷ trước hai tuổi còn quá thấp; đặc biệt là có tới 60,53% số trẻ được gia đình nhận định là phát triển bình thường trong năm đầu. Đáng quan tâm hơn là chỉ có 1/5 số trẻ được bố mẹ có thời gian giao tiếp nhiều hơn hai giờ mỗi ngày và chỉ có 47,37% số trẻ được đưa đi khám ngay khi phát hiện có những dấu hiệu bất thường.

Khái niệm về điều hòa cảm giác đã được phát hiện từ cuối thập niên 70, khi nhà trị liệu A. Jane Ayres giới thiệu một học thuyết thống nhất thuật ngữ mang tên rối loạn cảm giác (Sensory Intergration Dyfunction) để chỉ phản ứng cảm quan tăng quá mức của trẻ, bao gồm cảm giác chạm, nếm, nhìn, ngửi và âm thanh.

Mặc dù không được xếp vào dạng rối loạn phổ tự kỷ, nhưng rối loạn cảm giác vẫn gây nên thách thức tương tự cho bậc phụ huynh trong việc phát hiện và can thiệp sớm, không phải vì SID có thể chữa khỏi, mà là để trẻ và gia đình trẻ biết cách tốt nhất để hạn chế và điều chỉnh các triệu chứng.

Linh Lan

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *