Bé mấy tháng biết ngồi và đây là câu trả lời chính xác
Bé mấy tháng tập ngồi là quan tâm hàng đầu của mẹ sau thời gian ở cữ. Đây cũng là cột mốc phát triển của trẻ sau khi sinh. Bé ngồi vững mẹ có thể cùng bé chơi một số trò chơi mới thú vị hơn.
Bé mấy tháng biết ngồi?
Điều kiện để bé có thể ngồi vững là phần đầu và cơ cổ phải mạnh mẽ và cứng cáp hơn. Những cơ bắp này bắt đầu phát triển dần dần từ khi bé mới sinh ra và mẹ có thể tăng cường chức năng của các cơ bắp bằng cách giúp nâng đầu bé dậy khi cho bé nằm sấp.
Theo các chuyên gia, mẹ có thể dạy cho bé tập ngồi khi được 4 tháng tuổi. Hầu hết các bé sẽ có thể ngồi vững, không cần hỗ trợ khi được 8 tháng tuổi.
Từ 4 tháng bé sẽ tập ngồi, 8 tháng sẽ có thể ngồi vững
Để tập luyện một kỹ năng mới, sự khởi đầu bao giờ cũng gặp khó khăn. Đối với bé cũng vậy, trong những ngày đầu bé chưa thể ngồi thẳng lưng và luôn bị nghiêng người về phía trước, dùng hai cánh tay chống lên để giữ thăng bằng.
Lúc này bé giống như “ngọn cây trước gió” bất kỳ tác động nhỏ nào cũng có thể làm bé bị ngã. Vì vậy ba mẹ cần hết sức cẩn thận quan sát, hỗ trợ cho con và đừng quên đặt gối mềm xung quanh để tránh va đập.
Cách luyện tập cho bé ngồi
Trước giai đoạn tập ngồi, mẹ nên rèn luyện cho bé kỹ năng nằm sấp để có thể nâng phần đầu cũng như giữ vững cổ. Lúc đầu có thể bé sẽ không thích nằm sấp bởi những chèn ép lên khoang bụng.
Dành nhiều thời gian chơi cùng bé và cho bé nằm sấp trên ngực hoặc bụng của mẹ. Hành động này giúp tăng cường cơ cổ, dạ dày và cơ lưng cần thiết cho việc tập ngồi cũng như chuẩn bị cho các giai đoạn quan trọng sau này.
Mẹ cũng có thể dùng đồ chơi có nhiều màu sắc, phát nhạc để khuyến khích bé ngẩng đầu nhìn lên trên, sang trái, sang phải. Nâng đầu và ngực sẽ giúp bé tăng cường cơ bắp và phát triển sự kiểm soát đầu cần thiết để ngồi lên.
Khi học cách ngồi dậy, các bé sẽ đặt một hoặc hai tay phía trước để ngồi một cách thăng bằng. Như vậy là bé đã biết nhờ vào cánh tay để giữ trọng lượng của cơ thể.
Vào những tuần đầu tiên tập ngồi, mẹ hãy giúp bé rèn luyện bằng cách cho trẻ chơi trên thảm mềm, mẹ không cần giữ mà hãy để bé ngã một cách tự nhiên. Bé ngã là vì mất thăng bằng khi ngồi nhưng chỉ sau một khoảng thời gian bé sẽ nhận thức được điều gì làm mình ngã và tự tìm cách điều chỉnh.
Không nên giúp đỡ bé hoàn toàn mà hãy để bé tự dựa vào sức mình. Có nghĩa là mẹ đặt cho bé ngồi và dằn những chiếc gối mềm xung quanh. Khi không có ai đỡ dậy bé phải tự mình sử dụng các cơ để có thể ngồi vững. Đây là một phản xạ tự vệ rất bản năng mà bất cử trẻ nào cũng có.
Bé tập bò: Nguy hiểm từ chính ngôi nhà của bạn
Theo thống kê, một năm cả nước xảy ra 130.000 đến 150.000 ca tai nạn thương tích ở trẻ em, trong đó có tới hơn 70% là những tai nạn có thể ngăn ngừa được. Nhiều bậc cha mẹ không ý thức hết được những nguy cơ tiềm ẩn trong chính ngôi nhà mà họ nghĩ là an toàn nhất này.
Lợi ích khi bé đã biết ngồi
Ngồi được xem là cột mốc quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh, bởi tư thế ngồi sẽ giúp bé có một cái nhìn mới về thế giới xung quanh. Bé có thể nhìn bao quanh mọi hướng, không còn bị giới hạn khả năng nhìn khi chỉ biết nằm ngửa.
Bên cạnh đó, khi đã biết ngồi bé có thể chồm người về phía trước, hai tay chống lên tạo điều kiện cho bước phát triển tiếp theo là tập bò rồi đến tập đứng và cuối cùng là chập chững bước đi. Lúc ngồi vững thì hai thay của bé đã được “tự do” nên có thể thoải mái khám phá những món đồ chơi yêu thích.
Ngoài ra, theo các chuyên gia khi bé đã ngồi vững cũng là giai đoạn tập cho bé ăn dặm.
Có nên lo lắng khi bé biết ngồi trễ?
Nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng và bối rối khi bé cưng nhà mình vẫn chưa ngồi được, trong khi đó những đứa trẻ khác đã ngồi vững vàng. Luôn thắc mắc chính xác trẻ mấy tháng biết ngồi? Con mình có đang gặp vấn đề sức khỏe nào không? Mỗi bé có tốc độ phát triển khác nhau có thể sớm và cũng có thể muộn vì thế mẹ không nên quá lo lắng.
Tuy nhiên, nếu bé 4 tháng tuổi vẫn không thể giữ đầu lên cũng như không dùng tay để chống đỡ hay sang tháng thứ 9 vẫn không thể ngồi, mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ để được tư vấn thêm. Lưu ý: Những bé sinh non có thể sẽ phát triển chậm hơn so với trường hơp bình thường.
Trò chơi cho bé từ 4 tháng tuổi: Ú oà
Trò chơi ú oà vô cùng thích hợp để dạy trẻ tương tác xã hội, cũng như xây dựng trí nhớ và hình ảnh mong đợi cho bé. Hãy xem trò này như nền tảng cơ bản để dạy trẻ biết cùng chung sự chú ý với mẹ và nhất định bé sẽ rất hào hứng khi chơi đấy!
Những lưu ý khi tập ngồi cho bé
- Luôn luôn theo sát để hỗ trợ cho bé, tránh trường hợp để bé bị té ngã.
- Dùng gối, mền hay lót thảm mềm để hỗ trợ bé tập ngồi, cho dù có ngã cũng không ảnh hưởng đến an toàn cũng như sức khỏe bé.
- Ngay cả khi bé đã có thể ngồi vững, mẹ cũng không nên cho bé ngồi trên ghế xe hơi. Nếu cần di chuyển bằng xe hơi, mẹ nên dùng ghế ngồi dành riêng cho bé.
- Trong quá trình tập ngồi, mẹ không nên để bé dựa hoàn toàn vào sản phẩm hỗ trợ tập ngồi. Những sản phẩm sẽ làm bé trở nên “lười” hơn vì không cần phải nổ lực nhiều mà vẫn có thể ngồi được.
Không có cột mốc thời gian chính xác để trả lời câu hỏi bé mấy tháng biết ngồi vì phụ thuộc vào sự phát triển của từng bé. Tuy nhiên, 4 tháng tuổi là thời điểm mẹ có thể tham khảo để tập cho bé hoặc nếu quá lây qua giai đoạn này mà bé không ngồi thì đưa bé đi khám.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.