Bé tập đi siêu giỏi nhờ mẹ chỉ đúng!

shape

29 Feb

Julia PhạmFeb 29, 2020

Bé tập đi siêu giỏi nhờ mẹ chỉ đúng!

Bước sang năm thứ hai, khoảng từ tháng thứ 12-13 trở đi, trẻ đã có thể chập chững những bước đi đầu đời. Tùy vào sự phát triển của từng bé, có trẻ biết đi từ rất sớm, ngay từ tháng 9-10. Để hỗ trợ bé cưng hoàn thành xuất sắc giai đoạn tập đi khá thử thách này, ba mẹ nên lưu ý một số nguyên tắc cơ bản, nhất là không nên mắc phải 5 lỗi khá phổ biến sau.

Bé tập đi siêu giỏi nhờ mẹ chỉ đúng!

Muốn bé nhanh chóng biết đi, ba mẹ cứ từ từ đừng vội!

Bé tập đi phụ thuộc vào xe đẩy

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại xe tập đi, nào là bằng gỗ, nhựa, mô phỏng ô tô… Tuy nhiên, bạn không nên mua một chiếc về nhà và cho bé sử dụng quá thường xuyên. Lý giải cho nguyên nhân này: Xe tập đi không tốt cho quá trình phát triển tự nhiên của bé. Xe tập đi luôn có xu hướng lao nhanh về phía trước, do đó dù bé có thể vịn vào xe để chạy theo nhưng dễ bị vấp ngã, chân và đùi, lưng dễ cong do tất cả trọng lượng cơ thể dồn lên vai. Tốt nhất, ba mẹ không nên để bé phụ thuộc hoàn toàn vào “phương tiện” này. Thay vào đó, dùng tay đỡ bé từng bước tới trước, từ từ và chầm chậm. Chậm mà chắc, lại rất tốt cho sự phát triển cơ, xương của bé.

Bé tập đi siêu giỏi nhờ mẹ chỉ đúng!

Bé tập đi – Cột mốc quan trọng trong cuộc đời bé
Khi ở trong nhà, tốt nhất bạn nên để bé đi bằng chân trần. Bàn chân trần giúp bé bám vào các mặt phẳng trơn như gỗ hay gạch men tốt hơn.

Bé tập đi chậm, ba mẹ nôn nóng

Không ít ba mẹ vì sợ con mình thua kém bạn bè cùng lứa, vội vàng tập đi cho con dù bé chưa đủ cứng cáp để đứng vững. Hậu quả bé cũng đi được, nhưng dáng đi xiêu vẹo, chân lại trở nên vòng kiềng. Khi xương bé còn quá yếu, chưa thích hợp với vận động mạnh như thế nên xảy ra hiện tượng cong vẹo là chuyện bình thường. Thế nên, ba mẹ chỉ nên cho bé tập đi khi bé muốn và thấy rằng, bé đã thực sự sẵn sàng. Dấu hiệu sẵn sàng không phụ thuộc vào số tháng, mà lại tùy vào cơ địa và sự phát triển nhanh chậm của trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý lúc tập cho bé đi phải thực sự kiên nhẫn, không vì vội vàng, nôn nóng mà kéo mạnh tay con.

Bé tập đi nhưng không mang giày

Bé tập đi không cần mang giày, đó là quan niệm của rất nhiều ba mẹ, ông bà. Trái với suy nghĩ giày làm chân bé khó chịu, bí bách, một đôi giày tốt, thoải mái, có ma sát tốt và mềm mại sẽ giúp bé tự tin hơn khi đi trên đường nhựa hoặc bãi cỏ. Dĩ nhiên, không phải lúc nào cũng cho bé mang giày mọi lúc mọi nơi, nhất là khi ở trong nhà. Mẹ có thể cho bé trải nghiệm tập đi bằng chân trần trên thảm sạch để tăng sự mẫn cảm, cũng như giúp bé điều chỉnh dáng đi và sự thăng bằng một cách tự nhiên.

Bé tập đi siêu giỏi nhờ mẹ chỉ đúng!

Nên mang giày cho bé những lúc tập đi nhất là ở ngoài trời

Bé tập đi siêu giỏi nhờ mẹ chỉ đúng!

Chọn mua giày tập đi cho trẻ sơ sinh
Trước khi trẻ sơ sinh biết đi, giày dép chỉ mang tính chất “làm cảnh”. Thực tế, nếu mẹ mua đúng loại, giày sẽ hỗ trợ bé tập đi hiệu quả hơn. Mách mẹ mẹo chọn giày tập đi ngay đây!

Không chú ý tới an toàn

Vì nghĩ bé mới tập đi, không thể leo trèo hoặc di chuyển quá xa, nhiều ba mẹ đã không dọn dẹp sạch sẽ sàn nhà, đồng thời để dây điện lan tràn khắp nơi khiến nhiều sự việc đáng tiếc xảy ra. Muốn bé không bị vấp ngã, bị điện giật hoặc vô tình bị thương tích, bạn phải dọn dẹp tất cả những gì vương vãi trên sàn, đặc biệt là dây điện. Bịt hết cách công tắc, ổ điện trong tầm với của bé bằng băng dính; làm mềm các góc của bàn ghế, tủ bếp, bàn học; chắn cửa hoặc lối lên xuống cầu thang. Lưu ý không để bé một mình trên giường hoặc ban công, nhà tắm.

Bởi vì quá xót con

Muốn bé nhanh chóng đi được, bạn không nên quá xót con. Tập đi vá té ngã là chuyện hết sức bình thường, bạn không nên quan trọng hóa vấn đề, làm không chỉ bạn mà cả bé cũng cảm thấy sợ hãi chuyện đi đứng. Khi bé mất thăng bằng hoặc vấp chướng ngại vật rồi té, bạn chỉ cần đỡ bé dậy, nói vài lời an ủi rồi hướng dẫn bé đi tiếp, cất chướng ngại vật là xong. Thêm nữa, bạn không nên bế bé quá thường xuyên trong giai đoạn này, điều đó làm bé lười tập đi. Ngay cả khi thay đồ cho bé, bạn cũng nên để bé đứng. Chỉ khi tập luyện thường xuyên mới giúp bé nhanh chóng vượt qua giai đoạn tập đi thử thách này.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *