Bé trai 2 tuổi loét toàn thân vì tắm nước lá thuốc
Ngày 20/6, khoa Các bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, đã tiếp nhận bé Hoàng Nhật L.(2 tuổi, dân tộc Tày, thường trú tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang) nhập viện trong tình trạng sốt nhiều ngày, kèm theo nổi mụn viêm loét dày vùng mặt, thân mình và rải rác chân tay.
Bé trai 2 tuổi nguy kịch vì tắm nước lá thuốc
Gia đình cho biết bé ở nhà với bà, gần đây con xuất hiện nốt mẩn đỏ trên thân. Gia đình đã lấy lá thuốc các loại nấu nước tắm cho bé khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Bệnh nhi đã dùng thuốc ở nhà nhưng không đỡ nên gia đình đưa xuống Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh kiểm tra.
Kết quả khám lâm sàng cho thấy, bé bị tổn thương da, dát đỏ, bọng nước lan tỏa toàn thân. Cơ thể xuất hiện bong trợt da nhiều ở vùng mặt, hốc tự nhiên, thân mình, nhiều dịch mủ chảy ra.
Trẻ có bệnh ngoài da, mẹ cần đưa đi khám ngay chứ không được tắm lá để chữa trị
Trong đó, 2 mắt trẻ tăng tiết nhiều dịch đục bẩn, 2 mi mắt sưng nề, giác mạc kém, 2 tai bọng nhiều mủ. Qua hội chẩn chuyên khoa các bác sĩ chẩn đoán bé trai 2 tuổi này bị Hội chứng bong vẩy da do tụ cầu (4s) và chỉ định nhập viện điều trị.
Không nên tùy tiện tắm nước lá để chữa bệnh ngoài da
Bệnh nhi được khám da, mắt, răng hàm mặt và chỉ định dùng kháng sinh cho trẻ để chống viêm, truyền dịch, tắm nước muối sinh lý ngày 2 lần, dùng gạc đắp da toàn thân trong 10 phút, ngày 3 lần.
Hiện tại sức khỏe của bé tạm ổn định. Dự kiến, bệnh nhi phải điều trị liên tục trong khoảng 10 ngày mới ra viện. Bác sĩ Đỗ Thị Phượng cho biết hội chứng bong vẩy da do tụ cầu (4s) là bệnh nhiễm trùng da cấp tính gây nên do ngoại độc tố của tụ cầu.
Không phải lúc nào cũng có thể tắm lá cho bé
Nó làm cho đỏ da, phỏng nước, bong vẩy da lan tỏa toàn thân. Bệnh có thể gây nhiễm trùng toàn thân khi đó trẻ có biểu hiện sốt. Nếu không kịp thời điều trị, nguy cơ tử vong ở trẻ là rất cao. Còn chuyện tắm lá thuốc thực sự không có hiệu quả gì còn làm tình trạng bệnh nặng thêm.
Lưu ý khi tắm lá cho bé
Để việc tắm lá không gây hại cho con, các mẹ lưu ý những điều sau:
- Khi da bé đang nổi mẩn đỏ, mưng mủ, trầy xước hoặc có vết thương sâu trên da, không nên dùng lá tắm cho trẻ sơ sinh.
- Trước khi nấu lá, lúc nào cũng phải rửa qua nước nhiều lần với muối để loại bớt bụi bẩn và vi khuẩn.
- Với các loại lá không có tác dụng làm sạch nhờn trên da, mẹ có thể tắm trước cho bé bằng sữa tắm chuyên dụng.
- Sau khi tắm, lúc nào cũng phải tráng lại nước ấm cho con để tránh bột lá còn đọng lại và gây nhiễm khuẩn trên da.
- Nấu lá tắm cho bé có liều lượng cụ thể hoặc nếu không đong cân được, chỉ cần nhớ nấu nước loãng, không quá đặc.
- Sau khi tắm, theo dõi xem trên da bé có nổi hột đỏ hoặc mẩn đỏ không. Nếu có nên ngưng ngay vì có thể cơ địa bé không phù hợp.
Mách mẹ các loại lá tắm cho trẻ sơ sinh
Rôm sảy là tình trạng thường thấy ở hầu hết mọi trẻ sơ sinh, đặc biệt nhất vào những mùa nắng nóng. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng lại khiến da bé nổi mẩn đỏ, ngứa râm ran khó chịu. Để giải quyết vấn đề này, MarryBaby giới thiệu cho mẹ các loại lá tắm cho trẻ sơ sinh giúp làm sạch rôm sảy hiệu quả
Các bác sĩ khuyến cáo, trong quá trình nuôi dạy con các gia đình không nên tắm nước lá cho trẻ nếu không biết rõ loại lá và tính chất của chúng, tránh tình trạng lở loét, nhiễm trùng như bé trai 2 tuổi kể trên. Khi thấy trẻ có các biểu hiện viêm da, phụ huynh nên đưa con tới khám tại các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời và dứt điểm.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.