Bệnh cường giáp và những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe bà bầu
Bệnh cường giáp xảy ra ở 1/1.500 phụ nữ mang thai, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của sản phụ và thai nhi. Tuy nhiên, phàn nào đó vì mẹ chưa nắm bắt đủ thông tin hoặc vẫn còn xem nhẹ tình trạng bệnh nên đã có những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Bệnh cường giáp là gì?
Cường giáp là tình trạng tuyến giáp tạo ra quá nhiều hoóc-môn thyroxine, có thể tăng tốc đáng kể sự trao đổi chất của cơ thể, làm giảm cân đột ngột, nhịp tim nhanh hoặc không đều, ra nhiều mồ hôi và căng thẳng hoặc khó chịu.
Mẹ bị bệnh cường giáp, con có thể sinh non
Nguyên nhân phổ biến nhất gây cường giáp ở các phụ nữ có thai là bệnh Basedow. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác nhưng hiếm gặp hơn như bướu nhân độc tuyến giáp… Bên cạnh đó, những người ốm nghén nặng và có nồng độ hCG cao cũng có thể gây bệnh.
Ảnh hưởng của bệnh cường giáp tới bà bầu và thai nhi
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu mà bệnh cường giáp còn gây ra hậu quả đáng tiếc với thai nhi nếu không được điều trị kịp thời.
Ảnh hưởng của bệnh cường giáp với thai phụ
Cường giáp có thể nặng hơn trong 3 tháng đầu thai kỳ khi mẹ đang có chứng Basedow cũ. Các nguy cơ thường gặp của bệnh như bị suy tim, lồi mắt, thì thai phụ rất dễ bị sảy thai nếu như không được điều trị kịp thời.
Trong trường hợp bệnh Basedown ở bà bầu ngày càng trở nặng thì thai phụ có nguy cơ rất cao gặp cơn cường giáp cấp hay còn gọi là cơn bão giáp với tỷ lệ tử vong cao.
Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, mức độ cường giáp có thể giảm nhưng bệnh nặng lên sau khi sinh. Vì thế, với những phụ nữ đang mắc bệnh phải điều trị khỏi bệnh hãy mang thai để tốt cả mẹ và bé.
Nếu mẹ đang điều trị nhưng có thai ngoài ý muốn thì vẫn giữ được thai, nhưng phải đi thăm khám ở bệnh viện chuyên khoa nội tiết để có phương pháp điều trị tốt nhất. Những trường hợp muốn bỏ thai khi đang bị mắc bệnh nặng thì nên điều trị cường giáp cho tới khi tạm ổn định mới được phép bỏ thai để hạn chế các biến chứng, đặc biệt là cơn cường giáp cấp.
6 vấn đề sức khỏe cần kiểm tra trước khi mang thai
Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai sẽ giúp bạn xác định cũng như loại bỏ những yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội thụ thai như: yếu tố dinh dưỡng, cân nặng, bệnh tật... , đồng thời cũng là nhân tố quan trọng làm nên một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh. Nhất là với 6 vấn đề sức khỏe sau, vợ chồng bạn cần...
Bệnh cường giáp ảnh hưởng đến thai nhi
Mẹ không kiểm soát tốt bệnh để nồng độ các hoóc-môn tuyến giáp trong máu người cao, hậu quả sẽ ảnh hưởng tới thai nhu:
- Làm tăng nhịp tim thai
- Thai nhi nhẹ cân so với tuổi
- Sinh non
- Thai chết lưu
- Dị tật thai nhi có thể xảy ra
Ở những người mẹ bị bệnh Basedow được điều trị thuốc kháng giáp tổng hợp như methimazole, carbimazole, thyrozole hay propylthiouracil (PTU). Các loại thuốc này đều qua được nhau thai với mức độ khác nhau và có thể ức chế hoạt động tuyến giáp, dẫn đến sự hình thành bướu giáp ở thai nhi.
Dựa trên kết quả các nghiên cứu, PTU là thuốc thường được lựa chọn để điều trị bệnh ở phụ nữ có thai vì nó qua nhau thai ít hơn so với các thuộc khác. Theo các khuyến cáo, mẹ chỉ sử dụng thuốc kháng giáp tổng hợp ở liều thấp nhất có hiệu quả để hạn chế ảnh hưởng đến thai nhi.
Chế độ ăn uống cho mẹ bệnh cường giáp
Chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp mẹ bầu giảm các triệu chứng và hạn chế phần nào những biểu hiện khó chịu do bệnh này gây ra:
- Tăng cường bổ sung calo từ những loại thực phẩm giàu goitrogenic như cải bắp, súp lơ, cải lá xoăn, củ cải, cải bắp..
- Bệnh cường giáp khiến cơ thể bị cạn kiệt nguyên tố kẽm và làm thay đổi quá trình trao đổi canxi. Do đó, mẹ cần bổ sung thành phần dưỡng chất như ăn thêm thịt nạc, rau dền, chuối,kiwi, rau chân vịt…
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, E (cam, táo, cà rốt, đu đủ, xoài…) sẽ giúp chống lại các triệu chứng mệt mỏi của cường giáp.
Chế độ ăn nhiều chất xơ sẽ giúp hạn chế triệu chứng bệnh cường giáp
Những thực phẩm không nên sử dụng khi đang điều trị bệnh:
- Thực phẩm giàu i-ốt: Muối i-ốt, rong biển, tảo bẹ và một số loại hải sản… vì các thực phẩm này làm tăng hoạt động của tuyến giáp, làm tăng tình trạng cường giáp.
- Cà phê: Đây là một trong những chất có tác dụng kích thích tuyến giáp tiết quá nhiều hormone thyroxin, làm bộ máy cơ thể chạy nhanh bất thường, dẫn đến tỏa nhiều nhiệt nên người lúc nào cũng nóng nảy, khó chịu.
- Sữa tươi nguyên kem: được khuyến khích cho bệnh nhân không nên dùng vì trong sữa nguyên kem có lượng chất béo nhiều hơn, trong khi khả năng tiêu hóa của người bệnh thường không tốt như người bình thường. Nếu tiêu thụ sữa nên chọn loại sữa đã được tách kem
- Bột: Trong những sản phẩm làm từ bột gạo, bột mì… chứa ít dưỡng chất và lại khó tiêu hóa hơn so với ngũ cốc nguyên hạt. Đây cũng là loại thực phẩm có đường huyết cao và có thể ảnh hưởng lượng đường cũng như hormon trong máu. Mẹ hạn chế ăn mì ống, bánh mì nhé!
- Đường: Thực phẩm có nhiều đường như nước ngọt, các loại mứt, thạch… có thể làm tăng mức độ hồi hộp ở những người mắc chứng cường giáp
- Thịt đỏ: Người bị cường giáp ăn nhiều thịt đỏ chứa hàm lượng cholesterol, chất béo bão hòa cao sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, tiểu đường
- Dầu thực vật hydro hóa: Loại dầu này giàu chất béo chuyển hóa, có thể gây hại đến lượng cholesterol tốt trong cơ thể, có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh cường giáp. Do đó, người bị cường giáp nên hạn chế các loại bánh quy giòn, bơ thực vật
- Đồ uống chứa cồn: Tăng nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương
Để phát hiện kịp thời bệnh cường giáp khi mang thai, mẹ đừng quên khám thai định kỳ theo kihch hẹn của bác sĩ. Nếu quyết tâm giữ thai thì hãy quyết tâm tới cùng, “chiến đấu” với bệnh, bác sĩ chắc chắn sẽ giúp mẹ trong hành trình này.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.