Bệnh răng miệng làm giảm khả năng sinh sản

shape

30 Nov

Julia PhạmNov 30, 2019

Bệnh răng miệng làm giảm khả năng sinh sản

Chậm có con vì bệnh răng miệng

Những năm trở lại đây, nhiều nghiên cứu đã dần làm sáng tỏ mối liên hệ giữa sức khỏe răng miệng và khả năng sinh sản của cả phụ nữ lẫn nam giới. Có rất nhiều vấn đề răng miệng, cùng với đó là các biện pháp điều trị có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

  • Bệnh nha chu: Khi nha chu (lợi) bị viêm nhiễm, sự tích tụ của cao răng và mảng bám sẽ khiến tình trạng thêm nghiêm trọng, , hệ miễn dịch có thể tạo ra một phản ứng dây chuyền dẫn đến sảy thai hoặc sinh non, sinh con nhẹ cân.
  • Sâu răng: Vi khuẩn đường miệng đi vào tử cung có thể gây co thắt tử cung và sinh non.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nam giới có sức khỏe răng miệng tốt thì cũng có tinh trùng khỏe mạnh hơn và cơ hội có con cũng cao hơn. Trong khi đó, những phụ nữ bị bệnh răng miệng cũng cần nhiều thời gian để thụ thai so với những phụ nữ có răng miệng khỏe mạnh.

Bệnh răng miệng làm giảm khả năng sinh sản

Sức khỏe răng miệng có sự liên quan mật thiết đến sức khỏe sinh sản

9 lưu ý về răng miệng không thể bỏ qua

  • Xử lý các vấn đề răng miệng trước khi mang thai: Đến phòng nha để cạo vôi răng, làm sạch mảng bám, chữa sâu răng và các vấn đề khác trước khi bạn mang thai sẽ giúp đảm bảo một sức khỏe tốt nhất cho mẹ và bé.
  • Tránh sử dụng các liệu pháp điều trị bệnh răng miệng trong 3 tháng đầu và cuối thai kỳ: Để đảm bảo an toàn, những biện pháp điều trị được hạn chế tối đa trong tam cá nguyệt đầu tiên và nửa cuối của tam cá nguyệt thứ ba. Đây là một khoảng thời gian quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Bạn vẫn nên tiến hành khám răng định kỳ vào tam cá nguyệt thứ hai, nhưng tất cả các thủ thuật nha khoa nên được dời lại đến sau khi sinh.

Bệnh răng miệng làm giảm khả năng sinh sản

Những điều nên tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ
3 tháng đầu thai kỳ là khoảng thời gian dễ xảy ra những biến chứng nhất vì đây là khoảng thời gian thai nhi mới bắt đầu hình thành và các mẹ nhiều khi vẫn chưa có kinh nghiệm chăm sóc bản thân, nhất là đối với những người lần đầu làm mẹ. Danh sách sau đây giúp bạn nhận diện những việc làm có thể...

  • Cung cấp thông tin cho nha sĩ: Bạn nên cho nha sĩ biết mình đang uống viên bổ sung vitamin loại nào, những lời dặn của bác sĩ sản khoa. Có thể những điều này sẽ làm thay đổi kế hoạch điều trị răng miệng của bạn đấy.
  • Tránh chụp X-quang: Trong một số thủ thuật nha khoa, bạn sẽ được yêu cầu chụp X-quang để xem cấu trúc răng, hàm… Thực ra, những ảnh hưởng của tia X đến thai nhi rất ít được ghi nhận. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, góc quét tia X có thể ảnh hưởng đến vùng sàn chậu. Tiếp xúc với tia X nhiều cũng làm tăng nguy cơ phát triển các tế bào ung thư cho người mẹ. Vì vậy, các bác sĩ thường lựa chọn phương pháp khác như siêu âm thay vì sử dụng X-quang trong thời gian mẹ đang mang thai.
  • Duy trì kiểm tra răng miệng: Việc kiểm tra răng miệng nên được duy trì suốt quá trình mang thai, bởi sự thay đổi về hoóc-môn sẽ khiến lợi trở nên mềm và dễ chảy máu hơn. Đặc biệt, khi bạn cảm thấy các mảng bám khó chịu hay bị chảy máu chân răng thì nên đến gặp nha sĩ ngay.
  • Sử dụng kem đánh răng có ít mùi vị: Những cơn ốm nghén có thể khiến bạn buồn nôn khi ngửi mùi kem đánh răng. Nếu vậy, nên tìm một loại kem đánh răng có ít mùi hương và vị dịu hơn loại bạn thường dùng.

Bệnh răng miệng làm giảm khả năng sinh sản

9 mẹo chữa ốm nghén cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén được coi là “tác dụng phụ” của việc mang thai và khiến nhiều chị em khổ sở. Nếu bạn đang bị cơn ốm nghén hành hạ, sao không thử các cách chữa ốm nghén bên dưới?

  • Không dùng quá nhiều nước súc miệng:  Các loại nước súc miệng thường chứa cồn, một chất được xem là cấm kỵ với phụ nữ mang thai.
  • Kiêng ăn đồ ngọt: Bạn biết đấy, chúng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sâu răng và các bệnh răng miệng.
  • Duy trì chế độ ăn cân bằng: Những chiếc răng đầu tiên của bé sẽ được hình thành vào khoảng tháng thứ 3 của thai kỳ. Một chế độ ăn với nguồn canxi phong phú, dồi dào như sữa, phô mai, yogurt sẽ rất tốt cho hàm răng và hệ xương đang hình thành của bé.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *