Bí kíp chăm sóc làn da mỏng manh của bé
Thói quen thể hiện sự yêu thương trẻ như nựng yêu, hôn má hay xoa đầu trẻ cũng có thể là nguyên nhân cho một sự viêm da. Không chỉ dừng lại ở đó, tác động từ ánh nắng mặt trời, ô nhiễm không khí, khói bụi… cũng có thể gây ra những vấn đề phát sinh không mong muốn cho da trẻ.
Chưa dừng lại ở đó, việc lạm dụng quá mức những sản phẩm kem dưỡng da, chống nắng hay kem chống hăm tã cũng khiến làn da bé trở nên bức bách, khó chịu dễ làm nặng thêm vấn đề. Vì vậy, với mỗi bệnh về da khác nhau, cha mẹ nên có cách xử lý khác nhau để nhanh chóng khắc phục những vấn đề mà trẻ đang phải hứng chịu.
Chăm da con bị mụn sữa
Trong khi nhiều cơ quan phát triển sớm trong thời kỳ mang thai, thì phải mất gần chín tháng da của em bé mới “trưởng thành”. Seth Orlow, giáo sư, tiến sĩ, về da liễu nhi khoa tại Trung tâm Y tế Langone University cho biết: “Làn da được hình thành trong 3 tháng cuối”.
Mụn sữa ở trẻ nhỏ biểu hiện bằng những nốt mụn nhỏ màu hồng xuất hiện trên khuôn mặt và ngực của bé – thường xảy ra ở một phần năm tất cả trẻ sơ sinh trong tháng đầu đời. Thủ phạm là do hormone của mẹ truyền sang bé qua nhau thai trong thai kỳ.
Cách làm đúng: Không giống mụn trứng ở người lớn, mụn ở trẻ sơ sinh không cần chăm sóc đặc biệt. Chỉ cần giữ cho da của bé luôn sạch sẽ và khô thoáng. Lưu ý, không tác động mạnh làm bể nốt mụn bởi có thể sẽ gây ra vết sẹo cho bé. Ngoài ra, không nên áp dụng bất kỳ kem dưỡng da hoặc điều trị nào cho trẻ. Mụn sẽ được giải quyết sau vài tuần nhưng có thể kéo dài lâu hơn ở trẻ bú sữa mẹ.
Nếu tình trạng này tồn tại lâu hơn (từ ba tháng) và có những biểu hiện xấu đi, gây ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ, nó có thể là biểu hiện của bệnh về da khác như eczema. Lúc này, bạn nên cho trẻ đi khám để xác định đúng loại bệnh.
Chăm da con sau khi tắm
Theo khuyến cáo, trẻ sơ sinh chỉ cần tắm 2-3 lần/ tuần là đủ, tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn làm công việc này hàng ngày cho con. Tùy thuộc vào môi trường sống mà cha mẹ linh hoạt số lần tắm. Nếu thời tiết quá nóng nực, con trẻ ra nhiều mồ hôi, cha mẹ có thể dùng khăn vải màn mềm, nhúng nước và lau thêm cho con mỗi ngày. Tuy nhiên, vấn đề phát sinh là làn da của trẻ sẽ trở nên khô hơn nếu tắm nhiều.
Cách làm đúng: Trước tiên, cha mẹ nên giảm bớt số lần tắm xuống cho con khoảng 3 lần/ tuần. Không dùng nước quá nóng tắm cho trẻ. Bởi tắm nhiều hay dùng nước tắm ở nhiệt độ không phù hợp sẽ làm mất chất nhờn bảo vệ da, khiến da bé càng trở nên khô ráp. Sau khi tắm, mẹ có thể sử dụng 1-2 giọt dầu (dầu dừa, dầu ô-liu, dầu hạnh nhân…), thoa đều lên lòng bàn tay rồi nhẹ nhàng massage lên da bé. Cách này sẽ giúp cho dầu thấm vào da, khắc phục tình trạng da khô của bé.
Chú ý đến chuyện giặt giũ
Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, có có làn da vô cùng nhạy cảm, vì vậy Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyên rằng khi mua quần áo/ khăn tắm mới về, cha mẹ nên giặt giũ, phơi khô dưới nắng rồi mới cho bé sử dụng. Hơn nữa, cha mẹ cũng nên lưu ý lựa chọn loại chất tẩy rửa thân thiện với làn da của trẻ để tránh gây hiện tượng kích ứng.
Cách làm đúng: Vấn đề về da cũng có nguyên nhân từ di truyền. Vì vậy, nếu bạn có làn da nhạy cảm, em bé của bạn cũng sẽ có nguy cơ cao. Nếu trẻ bị kích ứng hoặc phát ban ở vùng da nào đó trên cơ thể do tiếp xúc với quần áo, chất tẩy rửa có thể là thủ phạm. Bạn thử chuyển sang một loại chất tẩy rửa khác dùng cho trẻ em nhẹ nhàng hơn hoặc tham khảo them sản phẩm từ bác sĩ da liễu.
Sử dụng sản phẩm chăm da bé có lựa chọn
Với làn da còn quá mong manh của trẻ thì việc ưu tiên dùng những gì dịu nhẹ nhất, gần gũi thiên nhiên nhất là quan niệm hoàn toàn đúng đắn. Tiến sĩ Seth Orlow đưa ra một quy tắc khi chăm sóc da cho trẻ, đó là: Càng ít càng tốt. Không tác động nhiều lên da trẻ, ví như việc bạn dùng khăn ướt lau nhiều lần cho một khu vực nào đó của trẻ trong ngày cũng rất dễ khiến vùng da đó bị tổn thương.
Cách làm đúng: Khi lựa chọn loại kem chăm da cho bé để trị các vấn đề như hăm tã, muỗi hay côn trùng đốt… cha mẹ nên nghiên cứu kỹ thành phần chứa trong đó. Nên ưu tiên những thành phần thảo dược như tinh chất nghệ, hoa cúc… để mang đến tác dụng kháng viêm, giảm ngứa nhưng vẫn duy trì độ ẩm cho làn da của bé. Hai tinh chất này hiện có mặt trong sản phẩm Kem EmBé đang được rất nhiều bác sĩ da liễu khuyên dùng.
Ngoài ra, khi áp kem lên da trẻ, cha mẹ cũng nên lưu ý chỉ bôi một lớp mỏng. Để làm được điều này, khi lấy kem cha mẹ chỉ nên lấy 1 lượng nhỏ bằng hạt vừng, áp lên chỗ da cần điều trị và xoa nhẹ nhàng ra xung quanh.
Cha mẹ nên hiểu rằng bé sẽ cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ ngay từ những chăm bẵm dịu nhẹ nhất.
Mẹ Hồ Lệ Thủy sau khi dùng Kem EmBé đã chia sẻ: Kem EmBé à. Giờ mới có time rảnh để inbox cho Kem EmBé . Thật tình mình cảm ơn Kem EmBé lắm luôn ý. Nhờ có Kem EmBé mà giờ mình không còn phải lo lắng khi con bị rôm sảy nữa rồi. Nếu không biết đến và sử dụng Kem EmBé thì chắc hè này mình lại phải tốn 1 khoản không nhỏ để đưa con khám nữa rồi. Nhớ lại hè năm ngoái con bị nổi rôm sảy dày kín từ đầu xuống chân, làm cách gì cũng không hết. Sau đó mình đành phải đưa con đi da liễu khám và lấy thuốc về uống kết hợp bôi ngoài da mới khỏi. Mất cả đống tiền. Năn nay thì mẹ đã tìm ra Kem EmBé nên vấn đề cũng đc giải quyết đơn giản hơn. Hihi. Chân thành cảm ơn Kem EmBé nhiều lắm. Hy vọng sản phẩm này sẽ đến đc với nhiều bà mẹ bỉm sữa hơn nữa, để làn da con trẻ luôn đc nâng niu. Yêu Kem EmBé lắm.
>> Kem EmBé là sản phẩm hữu ích trong việc chăm sóc làn da nhạy cảm của bé. Mẹ click VÀO ĐÂY để tìm hiểu thêm về kem EmBé nhé!
>> Để mua sản phẩm Kem EmBé, mẹ có thể đặt hàng ngay tại đây
>>Xem điểm bán hàng tại đây
>>Tổng đài tư vấn chăm sóc sức khoẻ: 18001796 (miễn cước)
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.