Bí quyết hóa giải khó khăn khi cho con bú
Hãy bám theo hướng dẫn
Việc cho con bú nhiều lần trong ngày cần được duy trì đều đặn để gia tăng lượng sữa cho mẹ và đảm bảo dinh dưỡng cho bé. Dù mỗi em bé có đặc điểm riêng, các chuyên gia vẫn khuyến nghị rằng bé cần được ăn mỗi 2 – 3 giờ. Tổng cộng, mỗi ngày mẹ cần cho con bú từ 8 đến 12 lần. Nếu ít hơn 8 lần/ngày, mẹ nên chủ động tìm sự tư vấn của chuyên gia. Đồng thời, bé có thể sẽ được cân đo để kiểm tra mức phát triển.
Sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng và kháng thể lý tưởng nhất cho bé
Với mỗi bên ngưc, mẹ có thể cho bé bú từ 10 đến 20 phút hoặc lâu hơn thế. Những bà mẹ càng ít sữa càng nên cho con bú nhiều lần trong ngày, ngược lại, những mẹ nhiều sữa có thể cho bé bú ít lần hơn.
Nuôi con bằng sữa mẹ: Cách cho bé bú mẹ
Cho con bú là thiên chức thiêng liêng của người mẹ, đồng thời là sợi dây kết nối tình cảm giữa mẹ và bé
Trong vài ba tháng đầu, mẹ hãy duy trì nhịp sinh hoạt sao cho thích hợp với lịch cho bú mỗi 2 giờ/ lần. Sau đó, khi bé càng lớn lên thì khoảng cách giữa các lần bú càng dài ra và mẹ có thể tận dụng khoảng cách giữa các cữ bú này để nghỉ ngơi hoặc làm một số việc cần thiết.
Nếu mẹ gặp phải một số trục trặc như đau núm vú, mất sữa… thì đừng ngần ngại hỏi các chuyên gia nhé. Những vấn đề này có thể gây ra nhiều áp lực tâm lý đối với những người mẹ chưa có kinh nghiệm.
Đối mặt với những trở ngại
Trước hết, mẹ cần chấp nhận những khó khăn mình sẽ phải đối mặt như ít sữa, tắc tia sữa, chảy sữa hay đau nứt đầu vú. Hầu hết phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ đều trải qua những vấn đề này, thế nên, bạn không nên suy nghĩ quá tiêu cực về những trở ngại có thể sẽ gặp phải.
Tiếp theo, với mỗi vấn đề kể trên, mẹ sẽ giải quyết như thế nào? Hãy bình tĩnh, sáng suốt và xử lý những trở ngại từng bước một.
-Khó khăn vì sữa ít: 2 nguyên nhân hàng đầu đằng sau hững phụ nữ lựa chọn cho con uống sữa công thức là “điều kiện công việc” và “nỗi lo mình không đủ sữa”. Thực tế, những mẹ nghĩ rằng mình không có đủ sữa cho con bú đều có thể tiếp tục duy trì cho bé bú sữa mẹ. Những nguyên tắc mà mẹ luôn cần ghi nhớ, đó là:
- Cho bé bú thường xuyên
- Uống nhiều nước
- Ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc để cơ thể có đủ năng lượng
- Sử dụng máy hút sữa loại tốt và hút sữa thường xuyên
- Cho bé bú ban đêm, vì sữa thường được tiết ra nhiều hơn vào ban đêm
- Cho bé bú đều cả hai bên ngực
- Tránh cho con bú bình cho đến khi nguồn sữa mẹ đã được ổn định.
- Không cho bé ngậm ti giả, thay vì vậy, mẹ hãy cho bé bú mỗi khi muốn đáp ứng phản xạ mút
- Chú ý tư thế cho con bú
- Một em bé bú đủ sữa sẽ làm ướt 7-8 chiếc tã mỗi ngày. Bên cạnh đó, bé cũng đi ngoài khoảng 5 lần mỗi ngày.
-Khó khăn vì đau ngực: Phần lớn các trường hợp mẹ bị đau ngực đều là do bé ngậm núm vú không đúng cách. Mẹ hãy điều chỉnh lại tư thế cho bé bú để khắc phục tình trạng này nhé. Ngoài ra, dòng sữa mẹ chảy ra sẽ có tác dụng chữa lạnh các tổn thương. Để xoa dịu cơn đau, mẹ cũng có thể dùng các loại kem chữa nứt đầu vú.
Nuôi con bằng sữa mẹ: Đầu ngực bị đau khi cho con bú
Đầu ngực bị đau khi cho con bú có thể làm hành trình nuôi con bằng sữa mẹ của bạn trở nên đáng sợ. Tìm hiểu kỹ nguyên nhân và giải pháp. Nếu tình trạng nghiêm trọng, hãy thư giãn, dùng máy hút sữa và tới gặp bác sĩ.
-Tập bú bình cho con sau 6 tuần tuổi: 6 tuần là khoảng thời gian cần thiết để tạo lập nguồn sữa mẹ. Kể từ tuần thứ 7 trở đi, mẹ có thể tập cho con bú bình. Lưu ý, hãy mua loại núm ti có tốc độ chảy chậm nhất để tránh làm bé bị sặc khi mới tập làm quen. Ngược lại, việc tập bú bình quá muộn sẽ gặp khó khăn vì bé đã quen ti mẹ và không chịu tiếp nhận núm ti cao su.
>>Những thảo luận có liên quan từ cộng đồng:
- Chế độ dinh dưỡng của các bà mẹ khi cho con bú
- Tư thế cho con bú
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.