Bí quyết phát triển ngôn ngữ cho bé từ trong nôi

shape

01 Jan

Julia PhạmJan 01, 2020

Bí quyết phát triển ngôn ngữ cho bé từ trong nôi

Trẻ nhỏ cũng có khả năng nhận biết và ghi nhớ từ và cấu trúc ngữ pháp khi nghe những câu cha mẹ, người thân nói. Vì thế khi được trò chuyện càng nhiều thì trẻ càng sớm biết nói và nói đúng.

Khi nào trẻ bắt đầu giao tiếp?

Ngay từ khi lọt lòng mẹ, tiếng khóc là phương tiện giao tiếp đầu tiên của trẻ. Lúc này, trẻ lắng nghe những âm thanh và tiếng nói xung quanh, phản ứng khi nhận ra tiếng nói quen thuộc và giật mình khi nghe tiếng động lạ, bất ngờ. Trẻ có thể phát ra các âm thanh thể hiện sự thích thú hoặc bực tức.

Bí quyết phát triển ngôn ngữ cho bé từ trong nôi

Tiếng nói yêu thương của ba mẹ sẽ giúp trẻ cảm thấy yên tâm, làm quen nhanh với môi trường xung quanh và phát triển ngôn ngữ của bé tốt hơn

Khi được 4-6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu cố gắng phát ra những tiếng mô phỏng theo tiếng nói của người lớn và số từ trẻ bập bẹ sẽ ngày càng nhiều hơn, càng tròn vành hơn.

Từ 7 tháng tuổi, trẻ hiểu nhiều hơn các mệnh lệnh của mẹ, hiểu nghĩa của từ ngữ, vật hay việc mà từ đó nói đến. Lúc 18 tháng tuổi trẻ có thể hình dung và nắm bắt tốt các khái niệm thông qua hình vẽ mà không cần nhìn vật thật hay mẹ phải làm điệu bộ. Trẻ từ 0-2 tuổi sẽ nói ngày càng nhiều các từ đơn và đôi, chủ yếu là để biểu lộ cảm xúc, nhu cầu của bản thân bé, sau đó là đến các phạm trù trừu tượng hơn như thương, ghét, nhớ…

Làm thế nào để phát triển ngôn ngữ cho trẻ?

– Đáp lại tiếng khóc

Nhiều phụ huynh muốn tập cho con không quấy khóc nên cố “ngó lơ” khi trẻ khóc quấy. Đây là cách rất sai lầm. Hãy trả lời tiếng khóc, bằng cách nhìn vào mắt bé, gật đầu và nói những lời âu yếm. Bé sẽ biết rằng mình đang được lắng nghe, được sống trong một nơi an toàn, nơi mà các nhu cầu đều được đáp ứng. Người thân càng hiểu các tín hiệu của trẻ sẽ càng khích lệ trẻ giao tiếp.

Bí quyết phát triển ngôn ngữ cho bé từ trong nôi

Giải mã ngôn ngữ của trẻ sơ sinh
Bạn tự hỏi vì sao trẻ nhỏ lúc nào cũng ồn ào như vậy ư? Đó là cách mà bé giao tiếp với thế giới xung quanh khi chưa biết nói đấy. Mỗi loại âm thanh bé tạo ra đều mang một ý nghĩa riêng và chỉ cần lắng nghe, mẹ sẽ hiểu ngay "tâm sự" của con

– Trò chuyện, trò chuyện và trò chuyện

Bạn có thể trò chuyện với con ngay từ khi con được 1 tháng tuổi. Đừng tưởng con không biết “nói” nhé. Hãy nhìn cái miệng đang hóng hớt của con, hãy nhìn đôi mắt đang rất chăm chú vào bạn. Khi bạn đáp lại những hành động ấy, nghĩa là hai phía đang nói chuyện với nhau rồi. Những cấu trúc đơn giản nhất của một cuộc trò chuyện đã được hình thành, trẻ hiểu rằng mình được trả lời khi có nhu cầu “giao tiếp”. Bạn có thể nói bất cứ điều gì, từ miêu tả lại thời tiết hôm nay, nói về những gì hai mẹ con đang làm, kể về người thân trong gia đình, chọc ghẹo bé,… càng nghe nhiều, ngôn ngữ của bé càng phát triển.

– Gọi tên sự vật nhiều lần

Hãy dùng câu ngắn và luôn lặp lại ít nhât 2 lần với trẻ, điều này giúp bé khắc sâu hơn trong trí nhớ, tạo dựng không gian ngôn ngữ cho trẻ, giúp trẻ liên kết từ tốt hơn để hiểu ý nghĩa của từ vựng.

– Trực quan

Đừng ngồi trong phòng để dạy bé chữ “mây”, cũng đừng tập nói khi trẻ không nhìn thấy bạn. Hãy tập cho trẻ nhìn vào đồ vật thật, rồi nhìn vào miệng của mẹ khi phát âm, trẻ cần ghi nhớ khẩu hình để biết cách phát âm.

– Âm nhạc

Mẹ và gia đình sẽ phải là người hỗ trợ bé tích cực nhất trong giai đoạn này. Những bài hát thiếu nhi rất có tác dụng trong giai đoạn hình thành ngôn ngữ từ 0-2 tuổi, vừa tăng vốn từ vựng, vừa kích thích lòng ham thích giao tiếp ở trẻ. Mẹ tự hát càng tốt, rồi tập cho trẻ hát theo, điều ấy giúp trẻ thấy thân thuộc, gần gũi hơn với giai điệu và ca từ.

– Sách ảnh

Giai đoạn này những cuốn sách có nhiều hình ảnh sinh động, bắt mắt rất cần thiết. Vừa kể chuyện vừa chỉ vào các hình vẽ để giải thích cho trẻ các sự vật, hiện tượng. Đây cũng là cách đơn giản để mở rộng thế giới xung quanh trẻ.

– Đừng làm bé rối

Học nói là học nói, mẹ đừng quá “hiếu động” múa may, dùng ngôn ngữ hình thể nhiều khiến trẻ bị rối mà quên đi việc tập nói. Khi nghe mẹ nói chuyện, bé sẽ rất thích nói lại với mẹ, vì thế mẹ hãy nhớ chờ đợi sự phản hồi từ bé bằng cách nhìn vào mắt con trìu mến, yêu thương. Dù có thể mẹ không hiểu lời bé nói gì nhưng hãy đáp lại để tạo cho bé sự hứng thú và tự tin.

– Mở rộng phạm vi giao tiếp

Đưa trẻ ra ngoài, đến những nơi mới mẻ như công viên, rạp xiếc, khu vui chơi, nhà người thân, cửa hàng…để trẻ làm quen với các tiếng nói lạ, ngôn ngữ phong phú trong cuộc sống. Tiếp xúc với càng nhiều hoàn cảnh mới, sự vật mới sẽ giúp mở rộng khả năng giao tiếp và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Bí quyết phát triển ngôn ngữ cho bé từ trong nôi

Ngôn ngữ của bé phát triển thế nào trong năm đầu đời?
Từ giây phút chào đời, bé đã học cách giao tiếp với bạn. Lúc này, tai bé đã phát triển hoàn thiện để có thể nghe thấy khi còn là thai nhi 4 tháng tuổi nằm trong bụng mẹ.

Cần tuân thủ những nguyên tắc gì?

– Sử dụng ngôn ngữ chuẩn (cả trong ngữ điệu và ngôn từ), tránh dùng từ không hay, từ lóng trước mặt trẻ và không nói ngọng theo trẻ.

 Độ phức tạp tăng dần: Đi từ dễ đến khó, từ cái thân thuộc đến cái ở xa, trừu tượng hơn.

Kiên nhẫn và kiên nhẫn: Cho dù bé chưa nói được hay chỉ mới ê a những từ vô nghĩa thì ba mẹ vẫn hãy luôn kiên nhẫn trò chuyện với con. Chú ý lắng nghe con nói, nghe con nói hết rồi mới nhắc lại lời con nói theo cách chuẩn nhất để con hiểu và sửa sai theo cách cha mẹ vừa làm. Khi nói chuyện cha mẹ nên chọn những câu ngắn, đơn giản để con học và tiếp thu.

Luôn khen ngợi, động viên khi  trẻ nói được từ mới. Điều này sẽ giúp trẻ tự tin và hào hứng hơn, thích nói, thích học từ mới hơn.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Cách khắc phục trẻ mau biết nói và không nói ngọng
  • Các mốc phát triển của trẻ trong năm đầu đời

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *