Biến đổi ở làn da trong thai kỳ (P.2)

shape

30 Nov

Khanh ElisaNov 30, 2019

Biến đổi ở làn da trong thai kỳ (P.2)

Ngứa

Biến đổi ở làn da trong thai kỳ (P.2)

Triệu chứng thường gặp mà có đến ¼ số mẹ trẻ mắc phải là ngứa và phát ban không rõ nguyên nhân trong suốt thai kỳ

Vì da nhạy cảm nên mẹ rất mẫn cảm với các chất tiếp xúc trên làn da, thậm chí sẽ dễ dàng bị ngứa khi dính phải clo thường có trong bể bơi, hoặc phản ứng với một số chất quen thuộc.

Khi bị ngứa, mẹ bầu có thể bôi một ít kem dưỡng có chứa calamine (một chất chữa dị ứng) thoa vào vùng da bị ngứa. Nếu vết ngứa vẫn còn tiếp tục hiện diện vài ngày sau đó, mẹ nên đi gặp bác sỹ để có biện pháp tốt hơn nhé.

Mẹ bầu có thể bị ngứa liên quan đến chứng ứ mật. Đây là một chứng bệnh rất hiếm gặp và chỉ có ở phụ nữ mang thai. Bệnh gây ngứa dữ dội khắp cơ thể, đặt biệt ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Nếu mẹ bầu phát hiện mình có những dấu hiệu trên thì hãy nhanh chóng đến gặp bác sỹ để điều trị kịp thời nhé.

Rạn da

Rạn da là một rắc rối mà hầu hết phụ nữ mắc phải khi mang thai. Ở thời điểm này, lượng hormone trong cơ thể mẹ tăng cao, phá vỡ sự cân bằng protein khiến cho làn da mỏng hơn. Hơn nữa, cơ thể mẹ lại tăng cân đột ngột, điều này khiến da bị giãn ra với tốc độ nhanh hơn bình thường, gây nên rạn da.

Qua khoảng 6 tháng hoặc hơn, mẹ mới có thể thấy các vết này mờ dần và có màu trắng bạc, nhưng không thể biến mất hoàn toàn.

Dù chưa có biện pháp nào khả thi đặc trị rạn da, nhưng các mẹ hãy chú ý những cách sau đây để giảm thiểu rạn da nhé:

  • Tránh tăng cân quá nhanh
  • Massage vùng da bụng bằng tinh dầu hoặc kem để khuyến khích phát triển các mô mới.
  • Ăn uống bổ sung đủ Vitamin E, C, kẽm và silicat.

Kích ứng da

Có thể một lúc nào đó, các mẹ phát hiện trên làn da nổi lên những mảng mẩn đỏ có kèm chất dịch ẩm ở vùng da giữa 2 đùi hoặc dưới ngực. Nếu để lâu và vệ sinh không tốt, các mảng này phát triển thành viêm, bị phồng rộp và sinh ra mùi hôi.

Hiện tượng kích ứng da này còn gọi là hăm, và không gây hại cho mẹ. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên tìm gặp bác sỹ nếu có bất kỳ triệu chứng nào tương tự, lưu ý đặc biệt dành cho những mẹ nào thường đổ mồ hôi quá nhiều để tránh cho bệnh phát triển thành nhiễm trùng da.

Sau đây là một số cách để giúp các mẹ hạn chế bị kích ứng da:

  • Giữ vùng da bị kích ứng luôn khô thoáng.
  • Dùng phấn bột hút ẩm
  • Mặc quần áo bằng cotton
  • Không mặc quần quá chật 

Da quá nhạy cảm

Hàm lượng hormone tăng cao làm cho làn da mẹ trở nên mỏng và kém đàn hồi hơn so với lúc chưa mang thai. Đó là lý do khiến da mẹ bầu ngày càng nhạy cảm và dễ kích ứng. Nếu trước khi mang thai, mẹ bị chàm thì tình hình có thể xấu hơn khi mang thai. Nhưng ngược lại, nếu mẹ bị vảy nến thì tình hình có khả năng được cải thiện.

Đối với làn da nhạy cảm, xà phòng và chất tẩy rửa có thể gây nên kích ứng. Do đó, các mẹ nên xem kỹ thành phần mỹ phẩmtrước khi sử dụng. Đồng thời, mẹ nhớ sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF >= 15 khi đi ra ngoài và không ở ngoài nắng quá lâu. Chọn lựa chọn quần áo cotton mỏng, thoáng cũng là một cách giúp da nhạy cảm bớt khó chịu.

Phát ban

Phát ban là hiện tượng một số một số vùng da trên cơ thể nổi lên những mảng đỏ. Đó có thể là mụn đỏ li ti hoặc là những đốm đỏ chìm dưới da kèm theo ngứa ngáy, khó chịu.

Phát ban thai kỳ vô hại đối với mẹ và em bé, thường có 2 dạng là phát ban cơ địa thai kỳ (atopic eruption of pregnancy – AEP) và phát ban đa dạng (polymorphic eruption of pregnancy – PEP)

Phát ban cơ địa xuất hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ và thường biến mất sau khi em bé chào đời. Các mẹ sẽ dễ mắc bệnh này hơn nếu có tiền sử về các bệnh như eczema, hen suyễn, dị ứng thực phẩm. Phương pháp điều trị bệnh là thoa các loại kem làm dịu cơn ngứa, các thuốc có thành phần kháng histamine để giảm ngứa vào ban đêm.

Đối với phát ban đa dạng, ban xuất hiện trước nhất trên bụng, xung quanh vết rạn da, sau đó có thể lan sang mông và đùi trong ba tháng cuối và cũng biến mất một hoặc hai tuần sau khi sinh. Mẹ sẽ dễ mắc bệnh hơn nếu đang mang thai con đầu lòng, mang song thai trở lên hoặc tiền sử bệnh gia đình có người đã mắc bệnh.Để điểu trị, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng histamine hoặc sử dụng kem có steroid để giảm ngứa.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *